Nới lỏng hạn chế tái nhập cảnh cho người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

Nới lỏng hạn chế tái nhập cảnh cho người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản

Hiện tại, Nhật Bản về nguyên tắc từ chối cho phép công dân nước ngoài từ 129 quốc gia / khu vực như Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Âu nhập cảnh vào nước này. Tuy nhiên, chính phủ mới thông báo chính sách cho phép nhập cảnh từ tháng 8 theo từng giai đoạn đối với người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Chỉ những người nước ngoài cư trú tại Nhật, sinh viên quốc tế, những người có vợ/chồng là người Nhật đã xuất cảnh khỏi Nhật Bản từ ngày 2 tháng 4 trở về trước mới đủ điều kiện nhập cảnh.

Các bộ ban ngành liên quan dự kiến điều chỉnh thời gian tái nhập cảnh đối với những người có tư cách lưu trú khác ngoài các tư cách trên như nhân lực chất lượng cao, thực tập sinh, v.v.

Về các quốc gia và khu vực, chính sách này nới lỏng tái nhập cảnh theo thứ tự bắt đầu từ các nước có ít ca nhiễm covid-19 mới. Ngoài Việt Nam, Thái Lan, Úc và New Zealand, nơi đã bắt đầu đàm phán đi lại nhằm hồi phục hoạt động giao thương đàm phán kinh doanh giữa hai bên; các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, v.v. sẽ là những ứng cử viên tiếp theo được đàm phán trong tương lai gần.

Ước tính số lượng công dân nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản và đang chờ tái nhập cảnh lại lên tới khoảng 90.000 người, bao gồm cả những người rời Nhật Bản từ ngày 3 tháng 4 trở đi.

Khi tái nhập cảnh, bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm PCR tại sân bay.

Hiện tại, sân bay có công suất xét nghiệm chỉ 2.300 người một ngày, nhưng chính phủ có kế hoạch tăng công suất khoảng gấp đôi lên 4000 người cho đến tháng 8. Vào tháng 9, chính phủ có kế hoạch lập ra các trung tâm xét nghiệm PCR xung quanh ba sân bay lớn là Narita, Haneda và Kansai, với công suất xét nghiệm dự kiến là khoảng 10.000 người một ngày.

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。