Việc luôn phải mang theo tiền mặt bên mình hay cất ở nhà làm bạn cảm thấy bất an.
Tài khoản ngân hàng cũng cần thiết khi chuyển khoản tiền lương.
Hơn nữa, tài khoản ngân hàng cũng dùng để thanh toán tiền điện, nước, gas, điện thoại nên rất tiện lợi.
Khi mở tài khoản ngân hàng phải có con dấu (thường được gọi là “hanko”).
Con dấu sử dụng ở ngân hàng không cần phải là “con dấu thực” nhưng theo nguyên tắc, con dấu shachihata (con dấu làm bằng cao su ) không thể dùng làm con dấu đăng kí tại ngân hàng.
Ở Nhật Bản có rất nhiều ngân hàng.
“Ngân hàng Yucho” là một trong những doanh nghiệp thuộc Công xã bưu chính nhà nước Nhật Bản trước đây, là ngân hàng kinh doanh dịch vụ tiền gửi và đã được tư nhân hóa.
Ngoài “ngân hàng Yucho”, ở Nhật Bản cũng có rất nhiều ngân hàng tư nhân khác.
Ngân hàng tư nhân được chia thành hai loại chính, ngân hàng địa phương triển khai kinh doanh chủ yếu ở một khu vực nhất định và ngân hàng đô thị triển khai dịch vụ trên toàn quốc chủ yếu ở khu vực thành thị.
Các ngân hàng đô thị có các chi nhánh làm quầy giao dịch và ATM trên khắp nước Nhật nên nếu chọn ngân hàng đô thị để mở tài khoản thì sẽ rất tiện dụng về sau.
Những ngân hàng đô thị tiêu biểu là Ngân hàng Mitsubishi UFJ, Ngân hàng Mizuho, Ngân hàng Mitsui Sumitomo (SMBC)… Những ngân hàng này có cả ATM ở các cửa hàng tiện lợi.
Để mở tài khoản ở những ngân hàng này bạn cần phải có thời gian sinh sống ở Nhật từ 6 tháng trở lên.
Dù có “thẻ ngoại kiều” nhưng nếu thời gian tính từ khi nhập cảnh chưa đủ 6 tháng trở lên thì có trường hợp gặp khó khăn khi mở tài khoản ngân hàng của Nhật.
Tuy nhiên, các ngân hàng được ủy quyền tự quản lí hoạt động của mình nên việc thẩm tra khi mở tài khoản ngân hàng sẽ khác nhau một chút tùy vào ngân hàng hoặc chi nhánh đó.
Vì vậy, nếu xung quanh nơi bạn sống và làm việc có nhiều ngân hàng khác nhau thì không nên ấn định mở tài khoản ở “ngân hàng này” mà hãy thử đăng kí mở tài khoản ở nhiều chi nhánh khác nhau.
Lúc đó, hãy đăng ký tại chi nhánh gần nơi làm việc hoặc nơi ở của bạn.
Nếu bạn mở tài khoản ngân hàng của chi nhánh ở nơi không liên quan và cách xa nơi bạn sống thì sẽ bị hỏi lí do chi tiết, có thể đó sẽ là nguyên nhân bạn bị từ chối khi mở tài khoản.
Ngoài các ngân hàng có cửa hàng giao dịch như trên còn có các ngân hàng điện tử không có cửa hàng.
Trước đây khi nói đến “ngân hàng” sẽ nghĩ ngay đến các ngân hàng có cửa hàng giao dịch.
Ngân hàng điện tử là ngân hàng có lịch sử còn mới mẻ.
Seven Bank là một ngân hàng điện tử tiêu biểu.
Các ngân hàng điện tử khác như Aeon Bank, Rakuten Bank, SBI Sumishin Net Bank…
Bạn hãy thử đăng kí một vài ngân hàng điện tử nhé.
Con dấu sử dụng ở ngân hàng
Không nên dùng con dấu thực làm con dấu sử dụng ở ngân hàng.
Nếu không may làm mất, bạn sẽ không chỉ phải làm thủ tục thay đổi con dấu tại ngân hàng mà còn phải hủy đăng ký con dấu cũ và đăng kí con dấu mới nên rất phiền phức.
Nếu bạn chỉ tạm thời làm thủ tục thay đổi con dấu đăng kí tại ngân hàng rồi để nguyên như vậy thì ví dụ như khi chuyển nhà và thuê phòng cần có con dấu thực và giấy chứng nhận đăng kí con dấu lại phải vội vàng đi làm.