Cách viết sơ yếu lí lịch

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

Ở Nhật, kể cả việc làm thêm cũng cần “sơ yếu lí lịch”.

Khi viết “sơ yếu lí lịch” không được viết ẩu như khi ghi chép, cần phải viết cẩn thận sao cho dễ đọc.

1. Cách viết ngày tháng, họ tên và chụp ảnh thẻ

Ngày tháng, họ tên và ảnh thẻ là phần đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy .

Chữ có được viết cẩn thận không, ảnh có để lại ấn tượng tốt không là những điều có thể làm thay đổi rất nhiều hình ảnh của toàn bộ sơ yếu lí lịch.

Không nên viết chữ quá to hoặc quá nhỏ, hãy viết sao cho cỡ chữ vừa với khung cho sẵn.

2. Cách viết địa chỉ, thông tin liên lạc
Địa chỉ, số điện thoại – địa chỉ email là những thứ cần thiết để nhận liên lạc từ phía doanh nghiệp tuyển dụng.

Việc viết chính xác là đương nhiên nhưng cũng cần chú ý viết sao cho dễ đọc nhất.

3. Cách viết quá trình học tập và làm việc

Tên trường, tên công ty không được viết tắt, phải ghi tên chính thức, ngày nhập học – tốt nghiệp, ngày vào công ty – ngày nghỉ việc không được viết sai, hãy viết cẩn thận các thông tin sao cho chính xác.

4. Cách viết phần bằng cấp, chứng chỉ

Việc bạn đang có chứng chỉ hay bằng cấp nào đó là một trong những phương tiện quan trọng để gây ấn tượng với công ty tuyển dụng.

Bạn nhất định phải ghi những bằng cấp chứng chỉ liên quan đến công việc để thể hiện được trình độ kĩ năng của mình.

5. Cách viết lí do ứng tuyển
Tại phần lí do ứng tuyển, bạn thể hiện ý muốn được làm việc tại công ty tuyển dụng một cách chân thành và nhiệt tình.

Bạn nên viết ngắn gọn và rõ ràng về lí do tại sao lại chọn công ty đó.

6. Cách viết phần nguyện vọng của bản thân

Đây là phần để truyền đạt nguyện vọng của chính bạn nhưng vẫn cần phải chú ý cách viết.

Bạn phải tránh bị hiểu là “nguyện vọng của tôi đương nhiên phải được chấp nhận”.

7. Cách viết các mục khác nhau tùy theo từng loại sơ yếu lí lịch

Có loại sơ yếu lí lịch có thêm các mục như “sở thích – kĩ năng đặc biệt”, “điểm mạnh – điểm yếu – tính cách”, “thời gian đi làm”…
Bạn hãy tìm hiểu cách viết đúng cho từng loại nhé.

CÁCH ĐI PHỎNG VẤN

1、Chuẩn bị phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn làm thêm bạn cũng cần phải chú ý đến trang phục.

Bạn nên tránh những trang phục, trang sức quá nổi bật.

Không nên quá lộng lẫy, trang phục gọn gàng, sạch sẽ sẽ để lại ấn tượng tốt.

Với các bạn nữ, nên trang điểm nhẹ nhàng để tạo được ấn tượng tốt.

2. Khi đến địa điểm phỏng vấn

Tuyệt đối không được đi muộn

Nên đến trước khoảng 5-10 phút so với thời gian hẹn phỏng vấn.

Khi đã đến muộn có thể coi như bị trượt phỏng vấn.

Không phải chỉ là “ấn tượng không tốt” mà là đã “không được tuyển”.

Trường hợp do ảnh hưởng của phương tiện giao thông nên bất đắc dĩ bị đến muộn, bạn hãy gọi điện cho người phụ trách phỏng vấn để trình bày lí do đến muộn.

Có trường hợp do tình trạng sức khỏe không tốt nên không thể tham gia phỏng vấn được. Khi đó, hãy giải thích lí do một cách thành thực và xin thay đổi ngày giờ phỏng vấn.

Bên tổ chức phỏng vấn cũng phải dành thời gian cho bạn nên khi đi muộn hay không thể đến được thì việc truyền đạt rõ ràng ý “tôi rất xin lỗi” là điều quan trọng.

3、Khi phỏng vấn

Hãy nghĩ rằng từ thời điểm đến địa điểm phỏng vấn là bạn đã bắt đầu cuộc phỏng vấn.

Không chỉ người phụ trách tuyển dụng phỏng vấn bạn mà cả nhân viên công ty cũng sẽ kiểm tra xem người đến phỏng vấn là người như thế nào.

Việc chào hỏi cẩn thận những người đi qua bạn cũng là điều quan trọng.

Trong khi phỏng vấn, hãy ngồi thẳng lưng và trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng.

Hãy cố gắng mỉm cười và nhìn vào mắt của đối phương khi trả lời phỏng vấn.

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。