Nếu bạn muốn ứng tuyển làm thêm tại các trang wed tuyển dụng thì có thể sẽ phải mất thời gian đợi lịch phỏng vấn. Khi đi phỏng vấn việc bạn cảm thấy lo lắng hay hồi hộp là điều dễ hiểu nhưng nếu bạn hiểu rõ về những quy tắc khi phỏng vấn của người Nhật thì bạn sẽ yên tâm hơn đó. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tóm tắt điều cần chú ý và những điểm lợi thế giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn làm thêm tại Nhật.
Những việc cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn làm thêm
Khi đi phỏng vấn dù là làm thêm cũng cần chú ý đến trang phục. Nên tránh những trang phục và phụ kiện quá nổi bật. Không nên mặc quá lộng lẫy, những trang đơn giản gọn gàng sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt hơn. Đối với các bạn nữ thì trang điểm nhẹ nhàng khi đi phỏng vấn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn việc trang điểm quá đậm hoặc lòe loẹt đúng không? Và điều hiển nhiên là khi đi phỏng vấn cũng đừng quên mang theo sơ yếu lí lịch nhé.
Tuyệt đối không đến muộn khi đi phỏng vấn
Việc đi muộn khi phỏng vấn bạn có thể nghĩ rằng điều đó đồng nghĩa với việc bạn không được tuyển chọn. Hãy đến sớm hơn giờ phỏng vấn được hẹn trước từ 5-10 phút sẽ bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn làm thêm tại Nhật đó. Trước khi đi phỏng vấn hãy xác nhận lại địa chỉ phỏng vấn và thời gian đi từ ga cho đến lúc tới địa điểm.
Nếu trường hợp mà tàu bị dừng dẫn đến tàu chậm thì cần liên lạc ngay cho người phụ trách việc phỏng vấn ngày hôm đó thông báo lí do đến muộn. Đừng quên nói với họ thời gian bạn muộn là bao lâu nhé.
Ngoài ra còn trường hợp vì tình trạng sức khỏe không được tốt, dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể đến phỏng vấn được thì hãy giải thích rõ ràng với họ về lí do không thể đến được và mong muốn có thể đổi lại lịch phỏng vấn. Tuy nhiên việc liên lạc gấp ngay trước giờ phỏng vấn vẫn gây phiền phức vì vậy hãy cố gắng liên lạc sớm nhất có thể cho họ nhé.
Về phía bên nhà tuyển dụng họ cũng mất rất nhiều công sức và thời gian để phỏng vấn bạn nên trong trường hợp đến muộn hoặc không thể đến thì hãy nói「申し訳ありませんでした」và xin lỗi họ một cách cẩn thận.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn làm thêm
Kinh nghiệm làm thêm cho đến thời điểm hiện tại
Khi phỏng vấn làm thêm thì những câu hỏi nào hay bị hỏi nhất? Chắc chắn là câu hỏi về kinh nghiệm làm thêm của bạn tính cho đến thời điểm hiện tại là gì. Nếu bạn không có kinh nghiệm làm thêm thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy nói thẳng thắn với nhà tuyển dụng. Trường hợp bạn đã có kinh nghiệm làm thêm rồi thì hãy nói một cách dễ hiểu về kinh nghiệm làm thêm và công việc mà bạn đã làm nhé.
Nếu bạn có thể vận dụng những kinh nghiệm đã có vào công việc hiện tại bạn đang muốn ứng tuyển thì hãy nói lại với nhà tuyển khi phỏng vấn nhé. Ví dụ như bạn đã có kinh nghiệm với vị trí thanh toán tiền khi làm công việc cũ, khi ứng tuyển công việc hiện tại mà có liên quan đến công việc tính tiền đó thì kinh nghiệm từ công việc trước đây là rất hữu ích rồi. Giống như vậy nếu là công việc tiếp khách thì cũng có thể giải thích rằng muốn vận dụng kinh nghiệm của mình vào công việc hiện tại.
Lý do ứng tuyển
Chắc chắn lí do ứng tuyển là câu hỏi sẽ bị hỏi khi đi phỏng vấn. Khi đó hãy tránh các câu trả lời như “ vì thấy công việc có vẻ vui” hoặc “ vì công việc có mức lương cao” vì câu trả lời như vậy không để lại nhiều ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Cần phải trả lời sao cho đối phương thấy được tinh thần làm việc của bạn. Thêm vào đó sẽ là những câu hỏi về sở trường và sở đoạn của bạn.
Đúng là một câu hỏi khó trả lời phải không. Vì vậy hãy chuẩn bị câu trả lời trước cho câu hỏi này nhé. Những câu trả lời như “không có gì đặc biệt…”sẽ khiến đối phương cảm thấy rằng bạn không có tinh thần làm việc. Nếu là sở trường thì hãy nêu những điểm mạnh mà mình có thể áp dụng được trong công việc, còn về sở đoạn thì hãy nói về những điều mà thông qua công việc bạn có thể trưởng thành và khắc phục được.
Khi phỏng vấn làm thêm hãy trả lời câu hỏi về lịch làm việc sao cho trong phạm vi hợp lí
Ở các quán nhậu hoặc các nhà hàng của Nhật thì phần lớn lịch làm việc là lịch cố định vì vậy câu hỏi “một tuần bạn có thể làm được mấy buổi” là câu hỏi chắc chắn sẽ bị hỏi. Trong trường hợp này thì nên trả lời sao cho lịch làm việc trong khoảng thời gian hợp lí bạn để bạn có thể cân bằng được giữa cuộc sống, lịch học và lịch làm thêm. Chắc chắn nếu bạn có thể vào được nhiều thì sẽ dễ trúng tuyển hơn nhưng cũng tránh trường hợp truyền đạt lại quá mức mà mình có thể làm.
Trong trường hợp đã trúng tuyển thì lịch làm việc cũng trở nên nghiêm khắc hơn vì vậy trường hợp không tiếp tục được lâu dài mà nghỉ việc giữa chừng cũng không phải là ít. Vì thế ngay từ đầu nên xác nhận những ngày mà bạn không thể vào được và trao với nhà tuyển dụng, làm như vậy sau này sẽ ít xảy ra rắc rối hơn.
Nếu là công việc làm thêm về các ngành dịch vụ thì sẽ bị hỏi thêm về việc có thể đi làm vào cuối tuần không. Nếu còn đang là học sinh thì sẽ hỏi về việc trường bạn học có ngăn cấm việc làm thêm không? Vì vậy hãy kiểm tra, xác nhận lại trước khi đi phỏng vấn nhé.
Khi phỏng vấn, trả lời các câu hỏi một cách chủ động, rõ ràng sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Chắc hẳn các bạn sẽ rất hồi hộp khi đi phỏng vấn đúng không? Thực tế thì hãy nghĩ rằng cuộc phỏng ấy được bắt đầu ngay từ thời điểm bạn đặt chân đến địa điểm phỏng vấn. Không chỉ nhà tuyển dụng – người phụ trách phỏng vấn bạn mà những nhân viên công ty, ngay thời điểm bạn bước vào họ cũng kiểm tra và đánh giá xem bạn là người như thế nào rồi đó.
Điều quan trọng nữa là trên đường đi đến địa điểm phỏng vấn chính thức thì cần phải chào hỏi một cách cẩn thận. trong lúc phỏng vấn hãy ngồi thẳng lưng và trả lời rõ ràng, nhanh nhẹn các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Về phần biểu cảm cũng cố gắng cười thật tươi, vừa nhìn vào mắt đối phương vừa trả lời câu hỏi. Trước khi bắt đầu phỏng vấn đừng quên nói 「よろしくお願いします」, khi kết thúc phỏng vấn cũng đừng quên nói cảm ơn 「ありがとうございました」.
Tổng kết:Phỏng vấn không đơn giản chỉ là để nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn mà còn là cơ hội để bạn tìm hiểu môi trường làm việc
Khi được phía nhà tuyển dụng hỏi rằng có muốn hỏi thêm gì không? 「何か質問はありますか?」 Khi có điều gì thắc mắc muốn biết thêm thì hãy thử hỏi vì trong trường hợp này việc đặt câu hỏi không bị xem là hàng động thất lễ. Cho dù hỏi rằng “bao giờ thì được thông báo kết quả” trong trường hợp này cũng không sao. Trường hợp không có câu hỏi gì thì hãy trả lời rằng 「詳しく説明していただいたので大丈夫です。」 như vậy sẽ để lại ấn tượng tốt với phía nhà tuyển dụng
Phỏng vấn chính là nơi để cả 2 phía bạn và nhà tuyển dụng xem xét xem bạn có phù hợp với công ty của họ không cũng như để bạn xem môi trường làm việc có phù hợp với bạn không. Khi làm việc thì mối quan hệ với các nhân viên công ty cũng rất được các ứng viên quan tâm. Trong công ty, để ý xem có ai giống mình không cũng rất đáng lưu tâm đúng không? Nếu bạn là du học sinh bạn có thể hỏi rằng 「スタッフに留学生はいますか?」 để xác nhận xem nhân viên cửa hàng có ai là người ngoại quốc giống mình không.