Ở Nhật, có rất nhiều luật cho việc làm thêm và bạn không thể làm thêm quá số giờ mà luật pháp Nhật cho phép. Mặt khác, với lí do không đủ lao động mà nhiều công ty hoặc cửa hàng vẫn cưỡng chế, bắt nhân viên làm thêm làm việc quá số giờ quy định. Các công ty và cửa hàng như vậy ở Nhật người ta gọi là 「ブラックバイト」.
「ブラックバイト」Black Baito là những công việc gì?
ブラックバイト hay còn gọi là Black baito chính là những công việc nằm trong danh sách đen. Những công việc này bao gồm một số đặc điểm sau:
・Bắt nhân viên làm thêm với mức lương dưới mức lương tối thiểu
・Không trả tiền tăng lương vào buổi đêm
・Không cho nghỉ dù là trước kì thi
・Yêu cầu làm thêm quá số giờ được cho phép
・Nếu không tìm được người thay thế thì không thể nghỉ việc
Khi gặp những việc làm thêm ブラックバイト (Black baito) như vậy chỉ cần bạn có kiến thức thì có thể tránh được chúng. Lần này để bạn không phải gặp rắc rối khi tìm việc làm thêm bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và những ví dụ thực tế về pháp luật.
Nhận và cất giữ hợp đồng tuyển dụng
Khi đi làm thêm, nếu bạn có thể lấy được hợp đồng tuyển dụng (giấy thông báo về điều kiện lao động) từ phía nhà tuyển dụng là điều tốt, tuy nhiên có một số công ty họ chỉ giải thích cho bạn về các điều khoản lao động bằng lời nói mà không trao lại cho bạn hợp đồng chính thức. Nếu không có bản hợp đồng tuyển dụng ( giấy thông báo về điều kiện lao động) này thì khi phát sinh ra rắc rối bạn sẽ gặp nhiều bất lợi.
Vốn dĩ việc đưa lại bản hợp đồng này cho ứng viên trúng tuyển là nghĩa vụ của nhà tuyển dụng. Trong hợp đồng phải ghi rõ ngày giờ làm việc, mức lương và ngày được trả lương. Trong trường hợp đến hạn trả lương mà bạn vẫn chưa được nhận thì bản hợp đồng này chính là căn cứ. Tuy nhiên, đối với nhiều người nước ngoài không nắm rõ luật pháp có nhiều người xấu cố ý không đưa lại bản hợp đồng này.
Vì vậy, việc đầu tiên cần làm trước khi chính thức bắt đầu công việc là yêu cầu nhận lại hợp đồng bằng cách có thể nói với họ rằng 「日本語が不十分なので紙面でも通知してください」hoặc「雇用契約書(労働条件通知書)をもらうように指導された」.
Nếu như người chịu trách nhiệm tuyển dụng không chịu viết lại hợp đồng cho bạn thì khả năng cao công ty đó chính là một ブラックバイト, vì vậy hãy đi tìm công việc khác xem sao, tránh trường hợp họ chối đẩy trách nhiệm khi xảy ra sự cố với lí do không hứa như vậy trong hợp đồng. Trong trường hợp bạn ứng tuyển qua các trang wed tuyển dụng hoặc tạp chí về thông tin tuyển dụng thì việc bạn giữ lại hoặc lưu lại thông tin về công việc đó cũng có hiệu quả.
Dù là người ngoại quốc nhưng vẫn được áp dụng luật lao động của Nhật Bản
Mặc dù là người ngoại quốc nhưng bạn vẫn được áp dụng luật lao động của Nhật Bản. Ở từng tỉnh, thành phố của Nhật sẽ có những mức lương tối thiểu dành cho người lao động được quyết định bằng pháp luật.
Ở thành phố Tokyo thì mức lương tối thiểu mà một nhân viên làm thêm có thể nhận được là 985yen/giờ ( từ tháng 10/2018 cho đến hiện tại). Nếu làm việc dưới mức lương tối thiểu 985 yên đó là hành vi bị nghiêm cấm bởi pháp luật. Cho dù là bạn đang trong thời gian thử việc đi chăng nữa thì mức lương bạn nhận được không thể ít hơn 985yen.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn làm thêm vào khoảng thời gian từ 22:00 ~ 5:00 thì lương của bạn được tăng gấp 1,25 lần mức lương cơ bản theo giờ. Ví dụ như lương cơ bản của bạn là 1000yen/giờ thì khi bạn làm đêm lương của bạn sẽ là 1250 yen/giờ.
Hãy ghi lại số giờ làm và số lương mà bạn nhận được
Khi nhận lương bạn sẽ nhận được một tờ giấy có ghi lại bảng lương của bạn, hãy cất tờ giấy đó đi chứ đừng vứt nhé. Việc nhận lương qua thẻ là điều cơ bản khi đi làm tại Nhật ( kể cả làm thêm). Hãy kiểm tra xem số tiền bạn nhận được với số giờ bạn làm có khớp nhau không. Khi nhận tại tờ ghi chi tiết bảng lương ấy thì nhất định hãy giữ lại nhé. Nếu là một ブラックバイト họ sẽ tìm đủ mọi lí do để trừ lương và giảm lương của bạn. Để không bị thiệt hại, bạn hãy ghi chép lại ngày giờ làm việc với số tiền lương được nhận một cách cẩn thận nhé.
Trường hợp gặp sự cố khi làm thêm
Trong trường hợp đang làm thêm hoặc trên đường đi làm, trở về từ chỗ làm mà bạn gặp phải tai nạn hoặc sự cố thì bạn có thể được nhận áp dụng với luật bồi thường lao động (luật tai nạn lao động). Cho dù là người nước ngoài bạn vẫn được áp dụng luật này như người Nhật.
Nếu bạn gặp sự cố ngay tại nơi làm việc thì ngay lập tức hãy nhận giấy thông báo điều trị từ người chịu trách nhiệm nơi bạn làm. Nếu bạn gặp sự cố trên đường thì đồng thời khi nhận điều trị hãy báo lại với cảnh sát. Sau khi nhận chữa trị thì những biện pháp sau đó sẽ được bàn bạc sau. Trong trường hợp người chịu trách nhiệm nơi bạn làm việc không chịu hiểu và không cho phép bạn nhận điều trị hoặc không bồi thường thiệt hại lại cho bạn thì hãy trao đổi lại điều đó với các cơ quan trao đổi.
Những cơ quan bạn có thể trao đổi khi gặp sự cố
Sở tư vấn lao động, Cục kinh tế lao động bộ lao chính là nơi hỗ trợ bạn khi bạn gặp những vấn đề với nhà tuyển dụng mà không thể tự mình giải quyết được. Khi gặp những rắc rối như không được trả lương,… thì đừng ngại mà hãy trao đổi với họ. Ở Tokyo thì trung tâm thông tin tư vấn lao động làm việc từ thứ hai đến thứ sáu vào hàng ngày vào giờ hành chính.
東京都労働相談情報センター – TOKYOはたらくネット
Trung tâm thông tin tư vấn lao động của thành phố Tokyo
http://www.hataraku.metro.tokyo.jp/soudan-c/center/
全国ハローワークの所在案内(厚生労働省ホームページ)
Thông tin việc làm trên toàn quốc Hello Work( Trang chủ của bộ y tế, lao động và phúc lợi)
https://www.mhlw.go.jp/kyujin/hwmap.html
全国労働基準監督署の所在案内(厚生労働省ホームページ)
Văn phòng thanh tra tiêu chuẩn lao động quốc gia ( Trang chủ của bộ y tế, lao động và phúc lợi)
https://www.mhlw.go.jp/kouseiroudoushou/shozaiannai/roudoukyoku/
Khi bạn có điều muốn trao đổi thì đừng ngại mà hãy thử gọi điện đến trao đổi thử xem sao nhé.
Tổng kết
Gần đây, có được nghe nói rằng nhiều trường hợp rắc rối phát sinh như người nước ngoài không hiểu các quy tắc, nội quy của Nhật, nhiều trường hợp tự ý đến muộn hoặc nghỉ làm không thông báo. Việc đến làm muộn liên tục chính là nguyên nhân dẫn đến việc bị đuổi việc, vì vậy để có mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng thì cần phải chăm chỉ làm việc. Nếu có phát sinh rắc rối gì tại chỗ làm, đầu tiên cần phải bình tĩnh thảo luận lại với người phụ trách nơi bạn làm. Nếu trường hợp đã thảo luận rồi mà vẫn không thể giải quyết thì hãy trao đổi lại với các cơ quan tư vấn.