Nếu trường hợp bạn làm trong công ty của Nhật thì việc biết các quy tắc ứng xử trong kinh doanh sẽ giúp công việc của bạn có thể tiến triển một cách thuận lợi hơn.
Lí do việc chào hỏi được xem là hành động quan trọng
Trong một ngày có rất nhiều cơ hội để chào hỏi nhau. Ở công ty của Nhật. Đặc biệt, đối với cấp trên hoặc với những người ở bề trên thì thường có khuynh hướng coi trọng lễ nghi, vì vậy việc chào to, rõ ràng với sự kính trọng được xem là hành động để lại ấn tượng tốt.
Việc chào hỏi vào buổi sáng với cấp trên hoặc với các tiền bối trong công ty thì phải chào là 「おはようございます」, còn với đồng nghiệp cùng vào công ty cùng thời gian, hậu bối hay những đồng nghiệp mới thì có thể chào một cách gắn gọn hơn là 「おはよう」. Nếu công việc vất vả vất vả quá thì có thể nói thêm để tỏ lòng biết ơn rằng 「昨日はお疲れさまでした」 (ngày hôm qua anh (chị) đã vất vả rồi).
Khi bạn có việc phải ra ngoài công ty thì trước khi đi và khi về bạn đều phải chào sếp và đồng nghiệp xung quanh. Trước khi đi phải chào rằng 「行って参ります」 hoặc thông báo về địa điểm mình chuẩn bị ra ngoài như 「○○工業さんへ出かけます」. Khi quay trở về công ty bạn cũng phải chào mọi người một lần nữa như 「行って参りました」、「ただいま帰りました」「遅くなりました」.
Ở trong công ty, khi gặp cấp trên tại cầu thang hay ngoài sảnh, phải cúi đầu nhẹ rồi chào. Khi rời khỏi công ty để ra về, thông thường mọi người sẽ chào rằng 「お先に失礼します」 ( tôi xin phép về trước ạ). Đối với cấp trên hay với tiền bối thì cần biểu hiện lịch sự và chỉn chu hơn nên thường chào là 「失礼いたします」、「お先に失礼させていただきます」.
Những chú ý khi bắt chuyện với những đồng nghiệp
Khi muốn bắt chuyện với người đang làm việc thì cần phải đợi đến thời điểm thích hợp để đối phương có thể tạm dừng công việc. Chỉ cần bạn đứng đợi gần một chút là đối phương có thể nhận ra ngay thôi. Khi đó, hãy gọi tên của đối phương, hỏi ý kiến về điều kiện thời gian rảnh của đối phương xem có thể nói hoặc hỏi chuyện không trước khi bắt đầu câu chuyện của mình. Ví dụ như 「○○さん、今お聞きしてよろしいですか」. Những điều như vậy được xem là rất quan trọng trong môi trường kinh doanh.
Sử dụng 「わたくし」 tại nơi làm việc
Tại nơi làm việc, khi gọi tên của mình hoặc đối phương sẽ được phân biết rõ như với khi ở cũng bạn bè cùng trang lứa. Cách gọi bản thân mình khi ở tại nơi làm việc, đối với cả nam hay nữ thì việc sử dụng từ 「私(わたくし)」hoặc 「私(わたし)」 là điều cơ bản. 私(わたし)là nhân xưng ở ngôi thứ nhất từ trước đến nay. 私(わたくし) tuy là cách nói lịch sự hơn nhưng bị xem là cách nói cứng nhắc hơn so với từ kia.
Đối với đồng nghiệp cùng trang lứa thì dùng 「僕」hoặc「わたし」 đều được. Lắng nghe xung quanh xem đồng nghiệp và mọi người xưng hô ra sao rồi học theo cũng là một cách tốt. Tuy nhiên, giới thiệu bản thân lúc mới vào công ty thì nên dùng cách nói biểu hiện tính lịch sự hơn như là 「わたしの名前はヒエンです」hoặc「わたくしはヒエンと申します」
Khi gọi đồng nghiệp ở trong công ty thì cần thêm hậu tố 「さん」 vào sau. Khi gọi tên của cấp trên thì việc thêm chức vụ vào phía sau tên gọi được xem là điều cơ bản. Ví dụ như gọi là 「高橋課長」「田中専務」. Tùy vào công ty, cũng có công ty khi gọi tên không gọi kèm chức vụ đằng sau mà thống nhất bằng một cách gọi thêm 「さん」 vào sau tên. Tuy nhiên trong trường hợp khách hàng hoặc công ty đối tác vẫn cần thêm chức vụ vào đằng sau tên gọi.
Giao tiếp ở nơi làm việc
Ở Nhật, tại nơi làm việc thì việc thì việc phân biệt rõ ràng chuyện công và việc tư luôn được xem trọng. 「公」 (công) chính là từ chỉ nơi làm việc, tổ chức, nơi mà có liên quan đến rất nhiều người. Ở những địa điểm công cộng được gọi 「公」 (công) như vậy là nơi để hiệp lực mọi người lại với nhau một cách khéo léo. Tất nhiên, tùy vào công ty và độ tuổi của cấp trên mà có sự thay đổi nên hãy thử tham khảo nhé.
Một điều nữa là có mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp nơi làm việc. Việc chào hỏi và có một thái độ hiệp lực chính là việc xây dựng mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp xung quanh. Có thái độ ngoan ngoãn, lễ phép.
Thêm một điều nữa là sự tôn kinh các mối quan hệ trên dưới, Đối với cấp trên (những người lớn tuổi) hãy sử dụng từ ngữ lịch sự, khi được giao việc hay có lời khuyên góp ý không được phớt lờ đi mà hãy thật chú ý lắng nghe. Thêm vào đó thì nếu công việc cần ra ngoài, tiến triển công việc thì hãy báo cáo cụ thể với cấp trên. Khi cùng đi chung với cấp trên thì nên đi sau khoảng 2 đến 3 bước.
Khi bị cấp trên mắng không được bức xúc mà hãy nghĩ là do cấp trên nghĩ có mình nên mới nói. Tuy nhiên có nhiều người trên cậy quyền bắt bẻ, gây áp lực cũng như dùng từ ngữ thô lỗ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, quấy rối chèn ép người khác. Nếu tại nơi làm việc có phòng nhân sự hãy nói chuyện với họ nếu bạn bị rơi vào trường hợp bị như này.
Hãy cố gắng sắp xếp gọn gàng sạch sẽ nơi làm việc, Việc sắp xếp ngăn nắp chỗ làm việc cũng là việc rất quan trọng. Những đồ đã dùng xong thì hãy trả nó về đúng vị trí ban đầu, giày của mình thì lúc nào cũng hãy để gọn gàng, khi đứng dậy thì hãy chú ý đẩy ghế vào trông phía ngăn bàn.
Thêm điều nữa cũng rất quan trọng đó là phải công tư phân minh, tại nơi làm việc không nên nói chuyện phiếm không liên quan đến công việc. Khi nghỉ giải lao cũng vậy khi chưa thân quen có rất nhiều người không thích những câu hỏi riêng tư, ban đầu hãy nói chuyện liên quan đến công việc rồi sau đó hãy mở rộng nhiều chủ đề hơn.
Tổng kết
Công ty Nhật cũng đang được quốc tế hóa, những ứng xử trong doanh nghiệp thì đang dần trở lên toàn cầu. Tuy nhiên quan hệ cấp trên cấp dưới, việc sử dụng kính ngữ …đó là tập quán của Nhật, nếu bạn nắm bắt được các kiến thức cơ bản này thì có lẽ sẽ cảm thấy làm việc dễ dàng hơn. Lời “cảm ơn” chân thành dành cho đối phương cũng là một điều rất quan trọng.