Ở bên Nhật thì việc phải viết báo cáo là việc tất nhiên bạn sẽ phải làm khi học tại các trường đại học, cao đẳng hay các trường nghề ở đây. Tuy nhiên, báo cáo phải viết như thế nào, một bài báo cáo ở bên Nhật thì có cấu trúc như thế nào thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt là đối với du học sinh như chúng mình. Để viết báo cáo bằng tiếng mẹ đẻ đã khó rồi huống chi là phải viết bằng tiếng Nhật đúng không, hẳn có nhiều người sẽ cảm thấy là một trở ngại lớn ? Thực chết khi viết báo cáo cần phải có mèo và phương pháp đó ạ. Ví dụ như việc hiểu cấu trúc của một bản báo cáo, làm thế nào để có thể làm nổi bật ý muốn nói nhất, hiểu được các hạng mục cơ bản thì các bạn sẽ có thể tiến hành viết được bài báo cáo một cách trôi chảy. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ chi tiết hơn nhé.
Cấu trúc của bản báo cáo
Trước tiên hãy cũng tìm hiểu xem báo cáo là cái gì. Hiểu theo câu chữ thì là báo cáo kết quả nghiên cứu, điều tra được tóm tắt lại. Tuy nhiên thực tế nếu bạn chỉ viết dữ liệu không thôi thì sẽ không thể thuyết phục được. Việc bạn có kiến thức, hiểu được chủ đề là điều đương nhiên, những bạn có cách suy nhĩ của bạn như thế nào, nếu hiện trạng có vấn đề như này thì bạn có khả năng giả quyết hay không…nếu viết một cách nghiêm túc thì bài báo cáo sẽ được đánh giá cao.
Ví dụ, bạn được giao cho chủ đề 「Tại sao du khách nước ngoài đến Nhật ngày càng tăng lên」, thì bạn phải vừa làm một cuộc điều tra, vừa phải tự lập ra giả thuyết. 「Văn hóa ẩm thực nước Nhật thu hút du khách」 hay là 「Kết quả của sự thành công trong quan hệ công chúng của chính phủ Nhật」…để làm rõ kết luận của giả thuyết, hãy thu thập thật nhiều dữ liệu.
Lời mở đầu
Thông thường một bài báo cáo sẽ có cấu tạo như sau phần mở bài, thân bài, kết luận.
Phần mở bài 序論 là phần đặt vấn đề đưa ra cách nhìn là「Du khách nước ngoài đến Nhật tăng vì lí do thích văn hóa ẩm thực Nhật bản」. Quan khách thì tăng lên tầm bao nhiêu, trước tiên là đưa ra một lời giải thích một cách quan về tình hình, đó là phần mở bài.
Thân bài
Thân bài, dựa thẹo giả thuyết đã định, đưa ra dữ liệu cho thấy rằng “ du khách nước ngoài tăng lên vì yêu thích nền văn hóa ẩm thực Nhật”. Nội dung dữ liệu thì dựa vào thực tế khách quan. Khu vực nào du khách tăng, những cửa hàng như thế nào được yêu thích, có bao nhiều blog về ẩm thực…sau đây xin được giới thiệu chi tiết.
Kết luận
Kết luận là phần theo như dữ liệu bản thân đã thu thập, tóm tắt lại “ du khách đến Nhật vì yêu thích ẩm thực”, Hãy viết nội dung của bài bảo cáo dựa theo cách nghĩ và quan điểm của bản thân, qua đó những điều muốn truyền tải sẽ được viết ra.
Ví dụ mẫu: Vấn đề môi trường đô thị của Việt Nam
Thêm một ví dụ nữa về 「vấn đề môi trường đô thị của Việt Nam」 hãy cùng đưa ra giải pháp nào. Ở Tokyo cũng giống như vậy nhưng vấn đề môi trường của năm gồm nhiều khía cạnh, có thể kể câu chuyện về nhiều hiện trạng khác nhau. Từ đó tự bản thân đưa ra kết luận.
Ví dụ có thể lấy vấn đề “khí thải giờ cao điểm của xe máy tăng lên”. Đầu tiên là mở bài, giới thiệu nêu ra vấn đề kết luận tự bản thân đã nghĩ, có khoảng bao nhiều người dùng xe máy đi làm, một chiếc xe thải ra bao nhiêu lượng khí độc…
Ở phần thân bài sẽ nêu ra là nó có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường, tìm hiểu đào sâu để thu thập nhưng dữ liệu về vấn đề mà bản thân đã đưa ra. Chuẩn bị biểu đồ, hình ảnh của dữ liệu đã thông kê, sau đó đưa ra lời giải thích. Tiếp đó ở phần kết luận sẽ đưa ra gợi ý về phương án giải quyết đó là làm sao để tăng phương tiện công cộng.
Những điểm cần chú ý khi viết báo cáo
Khi viết báo cáo, thường phải trích dẫn những dữ liệu, tài liệu của người khác, những nguồn thông tin của mình lấy từ đâu “trên báo năm…tháng..ngày”, hay tiêu đề của tài liệu tham khảo, Khi trích dẫn cần ghi rõ nguồn, nếu bạn cứ để như thế sao chép sẽ bị coi là “đạo văn”, ăn cắp ý tưởng nên hãy chú ý nhé.
Tổng Kết
Khi viết báo cáo, hãy chuẩn bị kiến thức chuyên sâu về đề tài đó, sau đó “tự mình đào sâu đề tài dưới góc độ nào”, hay đưa ra “vấn đề của đề tài và phương án giải quyết”một cách rõ ràng, dữ liệu đưa ra lí do, bằng cách thu thập dữ liệu thực tế có thể việt một bài báo cáo đầy thuyết phục.