Ở Nhật khi bị bệnh hoặc bị thương gì đó chúng ta phải tới bệnh viện để khám. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một số trình tự khám bệnh, tên khoa chuẩn đoán, cách sử dụng khi đi bệnh viện ở Nhật Bản. Tuỳ vào bệnh viện trình tự khám bệnh có thể sẽ khác nhau tuy nhiên về cơ bản thì đây là quy trình chung. Nếu chẳng may gặp bệnh hoặc người thân bị bệnh bạn có thể tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
Giấy tờ cần thiết mang theo
Khi đi bệnh viện cần nhớ mang theo những đồ vật dưới đây:
・Thẻ bảo hiểm
・Giấy tờ tuỳ thân (Thẻ ngoại kiều)
・Sổ thuốc
Đầu tiên phải nhớ mang theo thẻ bảo hiểm y tế quốc gia Nhật Bản. Khi sinh sống và học tập ở Nhật Bản cần phải đăng kí bảo hểm y tế. Nếu mang theo thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí chữa trị và khám bệnh chỉ cần phải trả 30%. Tuy nhiên nếu như bạn quên mang theo thẻ thì bạn sẽ phải trả toàn bộ chi phí khám bệnh, vì vậy đừng quên mang theo nhé.
Ngoài ra cần phải mang theo giấy tờ tuỳ thân, người ngoại quốc thì giấy tờ tuỳ thân chính là thẻ ngọai kiều của bạn. Không biết được khi nào sẽ xảy ra chuyện chẳng may vì vậy bạn luôn luôn phải mang theo thẻ ngoại kiều và thẻ bảo hiểm bên mình nhé. Ngoài ra thì một số thông tin cơ bản cần thiết như giấy chứng nhận nhóm máu. Nhất là đối với những bạn tiếng Nhật còn kém và không thể truyền đạt cho bác sĩ hiểu thì những giấy tờ này rất là quan trọng đó nha.
Một điều quan trọng không kém nữa đó chính là số tay thuốc ở Nhật của bạn. Ở trong sổ tay thuốc sẽ hiện rõ những loại thuốc mà bạn đã từng sử dụng trước đây hoặc là những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Theo dõi qua quyển sổ tay này bác sĩ có thể biết được bạn nên uống loại thuốc nào cho phù hợp và không nên kết hợp loại thuốc nào để trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Trình tự khám bệnh
1. Xuất trình thẻ bảo hiểm tại quầy lễ tân của bệnh viện. Truyền đạt với lễ tân rằng đây là lần đầu tiên đi khám bệnh.
2. Thông báo tình trạng bệnh tật thông qua việc điền vào bảng khảo sát tình trạng sức khỏe hiện tại và những căn bệnh đã từng trải qua trong quá khứ.
3. Vào phòng chờ và đợi gọi tên theo thứ tự
4. Hãy vào phòng khám bệnh khi được gọi đến tên. Bác sĩ chuẩn đoán sẽ hỏi bạn một số câu hỏi cơ bản liên quan đến sức khoẻ của bạn. Nếu cần sẽ phải xét nghiệm và chuẩn đoán.
5. Sau khi khám xong hãy quay lại phòng chờ một lần nữa để đợi kết quả
6. Sau khi được gọi đến tên, bạn hãy đến quầy lễ tân nhận lại thẻ bảo hiểm y tế, phiếu chuẩn đoán, đơn thuốc và thanh toán. Chú ý lấy hoá đơn nhé.
7. Trường hợp phải mua thuốc thì hãy xác nhận lại nhận thuốc tại bệnh viện hay phải đưa đơn thuốc ra hiệu thuốc mua nhé.
8. Sau khi đến hiệu thuốc, mang đơn thuốc cho dược sĩ ở quầy lễ tân.
9. Giống như ở bệnh viện, chờ khi được gọi đến tên
10. Khi được gọi đến tên hãy lại quầy lễ tân để nghe cách hướng dẫn sử dụng thuốc. Từ cách uống đến các chú ý khi sử dụng thuốc, cố gắng lắng nghe thật kĩ nhé.
Chú ý thêm một điều là hầu hết các bệnh viện và phòng khám tại Nhật đều phải thanh toán bằng tiền mặt. Vì vậy trước khi đi khám bệnh cần phải chuẩn bị đủ tiền mặt nhé. Trường hợp không mang đủ tiền có thể trao đổi với nhân viên ở quầy lễ tân. Có những bệnh viện có thể chấp nhận cho bạn khi bạn để lại thông tin cá nhân và liên lạc sau đó quay trở lại trả tiền sau. Ngoài ra thì ở hiệu thuốc hầu hết có thể sử dụng thẻ tín dụng Credit. Đây là sự khác nhau giữa bệnh viện và hiệu thuốc vì vậy hãy chú ý nhé.
Khoa chuẩn đoán
Ở các bệnh viện của Nhật Bản, tuỳ vào tình trạng của bệnh để xếp bệnh nhân vào khoa nào. Nếu như vào nhầm khoa thì không thể nhận sự điều trị thích hợp được. Khi vào các bệnh viện lớn thì có rất nhiều khoa chuẩn đoán vì vậy cần phải trao đổi với quầy lễ tân, ngoài ra ở các khu vực địa phương thì hầu hết chỉ có 1 khoa chuẩn đoán.
Dưới đây là những ví dụ, tùy vào bệnh trạng của bạn để xem nên đến khoa nào khám trong bệnh viện. Nếu không biết thì có thể đến hỏi quầy lễ tân để biết thêm thông tin chi tiết.
Vị trí | Triệu chứng | Khoa chẩn đoán |
Đầu | Đau đầu, chóng mặt, tê liệt | Khoa nội, thần kinh ngoại |
Ngực | Đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, huyết áp cao | Khoa nội, khoa tuần hoàn khí, khoa hô hấp, khoa nội |
Bụng | Đau bụng, đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa | Khoa nội, khoa dạ dày, khoa sản |
Đau khi tiểu tiện, tiểu ra máu | Khoa tiết liệu | |
Đau trĩ, trĩ ra máu | Khoa ngoại, khoa trĩ | |
Mắt | Đau mắt, khó nhìn | Khoa mắt |
Tai mũi họng | Ho, đau tai, sổ mũi, hoa mắt | Ho, đau tai, sổ mũi, hoa mắt |
Răng | Đau răng, nhiệt miệng | Khoa răng, khoa chỉnh hình răng |
Tay chân | Gãy xương, viêm khớp, đau lưng | Khoa chỉnh ngoại hình |
Toàn thân | Bị thương, cắt vào tay, bỏng, ngứa | Khoa ngoại, khoa chỉnh hình, khoa da liễu |
Đãng trí, run rẩy, co giật | Khoa thần kinh nội | |
Mang thai, sinh sản, vô sinh, xuất huyết bất thường | Khoa sản phụ | |
Trẻ em bị bệnh | Khoa nhi | |
Trầm cảm, bất an | Khoa thần kinh |
*Ngoài tình trạng nói trên, nếu bạn vẫn không biết nên đi khoa nào thì bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc hỏi tại quầy lễ tân.
Trang chủ tham khảo
http://www.kifjp.org/medical/vietnamese/index.html
Tổng kết
Trên đây là bài viết giới thiệu các quy trình và tình trạng bệnh cơ bản khi đi khám bệnh ở bệnh viện của Nhật. Trình độ y khoa của Nhật Bản cao và bệnh viện cũng có rất nhiều tuy nhiên thì nếu đến nhầm khoa khám hoặc quên mang theo thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ không thể nhận được sự điều trị thích hợp. Cố gắng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về sức khoẻ và y tế trước khi đi tới bệnh viện nhé mọi người.