Cách gọi cảnh sát và xe cấp cứu cho người nước ngoài ở Nhật

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

Trong trường hợp khẩn cấp bạn cần phải biết các kiến thức cơ bản như cách liên lạc, điều này cực kỳ quan trọng. Ở Nhật khi gặp sự cố mà phải liên lạc với cảnh sát thì làm thế nào. Và khi bị thương thì làm thế nào để gọi xe cấp cứu, khi gặp vấn đề gì đó đề không bị hoang mang và luống cuống thì phải nhớ những điều cơ bản sau đây.

Những việc cần phải báo cảnh sát

Có thể bảo vệ bạn khi gặp trường hợp khẩn cấp là số điện thoại 110. Làm việc 24 giờ, khi bạn gọi điện đến số này sẽ được kết nối đến trụ sở cảnh sát, từ đây bắt đầu phát động xe cảnh sát, phát lệnh dàn quân khẩn cấp. Khi bạn gặp phải sự cố, hay là chứng kiến cảnh tai nạn hãy gọi tới số 110 cho cảnh sát cành sớm càng tốt.

Ở trạm điện thoại công cộng khi muốn thông báo đến số 110 thì không cần thẻ hay tiền vẫn có thể gọi được. Số điện thoại công cộng được ghi sẵn nên chỉ cần nói với cảnh sát số đó là có thể xác nhận được liên lạc. Nếu gọi bằng điện thoại di động hãy nói số di động của bạn cho cảnh sát.

Khi thông báo đến sô 110 thì những trạm cảnh sát hay những xe đi tuần gần đó sẽ tới hiện trường ngay lập tức, nhầm số điện thoại trong trường hợp khẩn cấp có thể sẽ bị đến trợ cứu chậm vì thế hãy chú ý tránh nhầm số điện thoại nhé.

Khi gọi đến số 110 có cảnh sát phụ trách nhấc máy thì hãy làm theo như dưới đây.
Trước tiên sẽ được hỏi bạn gặp vấn đề gì à, xảy ra khi nào, bạn đang ở đâu, nếu có tội phạm thì đặc điểm nhận dạng của hắn. Nếu là sự cố va chạm ô tô, thì mẫu ô tô, hướng kẻ gây tai nạn đã bỏ trốn…hãy báo cáo những điều đó. Cảnh sát sẽ hỏi trạng thái của người bị hại, tình trạng của sự cố…hỏi tên, địa chỉ, số điện thoại của bạn nên hãy bình tĩnh nói chuyện nhé.

Hãy thông báo nơi bạn đang ở đó

Khi gặp sự cố mà bạn lại không biết nơi đó là nơi nào thì phải làm sao. Hãy nói với cảnh sát địa chỉ, số hiệu khu dân cư xảy ra vụ án, các tòa nhà cao tầng gần nơi bạn đứng, nếu có công viên thì hãy nếu đặc điểm để từ đó có thể tham khảo và đoán ra được nơi đó.

Khi gọi bằng di động nếu có thể nên dừng lại và đứng một chỗ để gọi vì có thể điện thoại sẽ bị ngắt nếu như vừa nói chuyện vừa di chuyển.
Khi kết thúc điện thoại bạn không nên tắt nguồn điện thoại có khả năng cảnh sát sẽ gọi lại để xác nhận.

Nếu gặp tai nạn giao thông

Khi gặp tai nạn giao thông thì cũng có thẻ gọi đến số 110 để thông báo tình hình.
Trường hợp bạn là người bị hại thì hãy xác nhận thông tin của người gây án như biển số xe, số của giấy phép lại xe, địa chỉ, tên, tuổi, công ty bảo hiểm, số bảo hiểm, số điện thoại…Nếu bạn là người chứng kiến thì hãy hỏi tên, địa chỉ liên lạc, sau đó hãy liên lạc với cảnh sát.

Gọi xe cấp cứu khi bị bệnh nguy kịch, bị thương nặng

Nếu bị bệnh nguy kịch, bị thương nặng cần phải đến bệnh viện ngay thì hãy gọi xe cứu thương bằng điện thoại. Số này sẽ kết nối với trung tâm cấp cứu tai nạn, xe cấp cứu ở những trụ sở phòng cháy chữa cháy gần đó sẽ điều xe cấp cứu tới. Khi gọi tới số 110 đồng thời cũng nói với họ tình trạng của bạn, địa điểm, tên, số điện thoại liên lạc.

Trong trường hợp bạn khó nói chuyện hãy nhờ người khác gọi đến số 119 để gọi xe cứu thương tới. Khi nghe thấy tiếng còi xe cấp cứu tới hãy nhờ người dẫn tới chỗ bạn. Nếu có thể hãy chuẩn bị sẵn thẻ bảo hiểm, tiền mặt…Nếu bạn có bệnh gì đặc biệt hãy truyền đạt lại thông tin với nhân viên cấp cứu trên đường đến bệnh viện.

Khi xảy ra hỏa hoạn

Khi phát hiện hỏa hoạn, bình cứu hỏa khó để kìm được ngọn lửa không bị lan rộng ra thì hãy gọi cho xe cứu hỏa số 119, truyền đạt lại là có hỏa hoạn, địa chỉ, tên, số điện thoại liên lạc.

Có việc cần trợ giúp tại đồn cảnh sát

Trường hợp bị thiệt hại trộm cắp, hãy gọi đến số 110 hoặc nhờ sự trợ giúp của đồn cảnh sát gần đó nhất. Có khả năng sẽ có ngôn ngữ ứng với từng nước trên thế giới.

Dù không phải bạn bị trộm cắp, mà nếu bạn làm rơi đồ trên đường cũng có thể nhờ đến cảnh sát. Hãy miêu tả lại đồ bạn làm rơi sau đó cảnh sát sẽ thu thập thông tin, và trao đổi với cảnh sát các khu vực khác.

Tổng kết

Hãy ghi nhớ ngay lúc này để trong trường trường hợp khẩn cấp là có thể liên lạc được ngay. Khi gặp sự cố, tại nạn hãy gọi đến 110, khi có hỏa hoạn, cần xe cấp cứu hãy gọi tới 119 nhớ nhé. Hãy xác định vị trí của đồn cảnh sát để khi cần có thể trao đổi được ngay.

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。