Ở Nhật, cách vứt rác cũng có nhiều quy tắc rất tỉ mỉ mà nếu chúng ta không tuân theo thì những người lao công sẽ không thu hồi lại rác hoặc sẽ bị hàng xóm xung quanh nổi giận. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu cách vứt rác cơ bản của người Nhật tại thành phố Tokyo.
Những loại rác ở Nhật
Rác cháy được
Rác cháy được là những rác thức ăn còn sót lại trong nhà bếp khi nấu ăn như cá, rau,.. hay giấy vụn, quần áo, đầu thuốc lá, đồ dùng phụ nữ,…
Trong tường hợp ở Tokyo rác sẽ được cho vào túi bóng trong rồi buộc đầu túi lại để mùi hôi không bị bốc ra ngoài. Trong trường hợp đổ rác vào thùng nhựa thì sau khi rác được thu lại thì cần lấy lại thùng thật nhanh.
Rác không cháy được
Rác không cháy được là rác không phân hủy được như nhựa, thủy tinh, cao su, da, vật sắc nhọn, bóng đèn tròng, đèn huỳnh quang…
Rác gồm những vật không nguy hiểm thì cho vào túi trong có thể thấy được bên trong rồi mang ra nơi vứt rác đúng quy định. Vật sắc nhọn thì cho vào chai thủy tinh hoặc lon đậy nắp lại, bóng đèn thì gói lại bằng giấy và ghi chữ nguy hiểm lên đó. Bình xịt, vỏ bình gas dễ nổ vì thế hãy xì hết gas bằng cách cậy cái đầu bình để gas xì ra, rồi mới được phép vứt.
Rác cỡ lớn
Đồ gia dụng, các sản phẩm điện máy, xe đạp,…
Những loại rác có kích thước lớn khi vứt có mất phí và phải đăng kí trước. Bạn hãy gọi điện đến văn phòng phụ trách dọn dẹp để đăng kí nhé. Khi bạn về nước hay chuyển nhà mà có rác khổ lớn phải vứt thì hãy liên hệ sớm cho họ.
Việc vứt rác là việc làm hàng ngày nhưng tùy vào những thứ khác nhau trong tuần mà các loại rác được phép thu hồi cũng khác nhau. Tùy vào nơi bạn sống mà lịch thu rác là khác nhau nhưng thông thường với rác cháy được sẽ được thu gom một tuần 2 lần. Việc thu gom rác sẽ được thực hiện trong buổi sáng vì vậy bạn phải vứt rác vào sáng sớm hoặc từ đêm hôm trước.
Ở Nhật, đồ ăn thừa, lon rỗng, quần áo không dùng hay sách báo bỏ đi phải được phân chia và vứt theo đúng luật quy định. Thêm nữa là các quy định vứt rác của từng vùng ở Nhật có đôi chút khác nhau nên cũng cần chú ý.
Cần phải tìm hiểu rõ các quy định về việc vứt rác của nơi mình đang sống để tránh bị nhầm lẫn. Khi bạn đi đăng kí địa chỉ thì nhân viên tại văn phòng hành chính quận cũng sẽ đưa cho bạn tờ hướng dẫn vứt giác, hãy xác nhận lại cẩn thận nhé.
Cách phân loại rác cụ thể
Có 4 loại rác chính được phân loại. Theo như cách phân loại này thì với từng loại rác thì có những cách vứt rác riêng, cùng tìm hiểu xem nhé!
・Rác cháy được: Đồ ăn, thực phẩm thừa, quần áo cũ, rác phế liệu
・Rác không cháy được: đồ nhựa, thùng xốp, vật kim loại, đồ gốm sứ,…
・Rác tái chế: chai nhựa, chai thủy tinh, lon kim loại, sách báo cũ, thùng giấy các tông, chai nhựa.
・Rác khổ lớn: ti vi, điều hòa, đồ điện, đồ gia dụng cũ,..
( Thông thường rác có kích thước vượt quá 30×30×30cm được xem là rác khổ lớn)
Khi vứt rác
Khi vứt rác nhất định phải cho rác vào trong túi bóng vì vậy, cần phải mua túi bóng đựng rác. Loại túi bóng này bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng tiện lợi hoặc các siêu thị. Tuy nhiên không phải loại túi rác nào cũng có thể dùng được, tùy vào địa phương cũng có những quy định về túi rác riêng nên cần phải chú ý.
Các quy tắc nhỏ trong việc vứt rác
【Rác cháy được】
Khi cho rác vào túi, nếu là mì ăn liền thì phải đổ hết nước mì còn thừa trước khi vứt vì nếu còn sót lại rác hay mùi bên trong thì khi người đến gom rác sẽ bị quạ hoặc chuột tha đi.
【Rác không cháy được】
Với rác không cháy được thì cần phải cho vào túi bóng chuyên dụng. Những rác không cháy được là những lon đựng thực phẩm thì trước khi vứt phải rửa qua bằng nước. Nếu không rửa qua bằng nước trước thì khi vứt sẽ sót lại mùi và chất bẩn, điều sẽ gây phiền phức cho những người thu gom rác và hàng xóm xung quanh.
【Rác tái chế】
・Chai/ lon: Trước khi vứt cần tráng nước bên trong
・Giấy: Với rác giấy cần phân loại rồi buộc lại trước khi vứt.
・Chai nhựa: Trước khi vứt chai nhựa hãy kiểm tra lại tờ hướng dẫn
【 Rác khổ lớn】
Rác khổ lớn là các loại đồ điện, những vật phẩm có kích thước lớn. Để vứt rác cần phải phân loại rõ ràng đồ điện và đồ gia dụng khổ lớn. Có rất nhiều cách để phân loại và vứt loại rác này nhưng Cách đơn giản nhất là đến hỏi cửa hàng nơi mình đã mua sản phẩm điện đó, nếu là cửa hàng bán lẻ thì hãy đến bàn bạc với nhân viên hoặc chủ cửa hàng, người mà đã bán đồ cho bạn.
Bạn sẽ phải mất phí tái chế và phí vận chuyển, lệ phí tùy thuộc vào đồ của bạn mà có mức giá khác nhau. Chủ yếu chi phí giao động khoảng từ 3000yen đến 9000yen
Trong trường hợp bạn không mua tại các cửa hàng bán lẻ, hãy gọi điện đến trung tâm thu gom thiết bị điện gia dụng (03-5296-7200)(8:00〜17:00)yêu cầu họ đến thu gom rác.
Phí thu gom
Tivi: 5,000yen〜¥9,000yen
Tủ lạnh: 8,000yen〜9,000yen
Máy giặt:6,000yen〜7,000yen
Máy tính: 3000yen 〜 4000yen
Những vật dụng khác: Giá để đồ, ghế, bàn, ..hãy gọi điện đăng kí với trung tâm thu gom rác thải số lượng lớn tại quận của bạn.
※Trường hợp vứt rác bừa bãi không trả phí bị xem là vi phạm quy định, trở thành tội phạm.
Bán lại có các cửa hàng tái chế
Đồ điện của bạn vẫn có thể dùng được ( trường hợp đồ không quá cũ) sẽ được các cửa hàng tái chế mua lại. Cửa hàng mua lại đó bạn có thể tìm trên mạng (được viết chủ yếu bằng tiếng Nhật). Cửa hàng tái chế các khác với việc thu gom rác khổ lớn, ở đó họ có thể bán những đồ mà bạn không cần dùng nưa vì vậy hãy tận dụng cửa hàng này một cách hữu hiệu.
Tổng kết
Ở Nhật những quy định về việc vứt rác được chia ra rất tỉ mĩ và kĩ lưỡng, tuy nhiên nếu bạn hiểu rõ cách vứt rác sẽ giúp bạn để lại ấn thượng tốt đẹp với người Nhật sống xung quanh đó nên hãy cố gắng ghi nhớ nhé.