THAY ĐỔI TƯ CÁCH LƯU TRÚ
Thay đổi visa là tiến hành “yêu cầu cho phép thay đổi tư cách lưu trú” tại cục quản lý xuất nhập cảnh.
Thủ tục này phải được bản thân người nước ngoài thực hiện, công ty không thể đại diện làm thủ tục được.
Công ty tuyển dụng cũng có những chỗ không rõ về việc xin visa nhưng du học sinh có lẽ còn ít hiểu biết hơn nữa.
Hơn nữa, du học sinh còn bận học ở trường và đi làm thêm.
Tuy nhiên, bạn phải chú ý cẩn thận để không bị chậm trễ thủ tục tại cục quản lý xuất nhập cảnh.
Thay đổi visa
Nếu du học sinh muốn làm việc tại Nhật Bản thì cần phải đổi từ tư cách lưu trú “du học” đã có sang tư cách lưu trú có thể làm việc như “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”…
Sinh viên Nhật thường tốt nghiệp vào tháng 3 và bắt đầu đi làm từ tháng 4.
Thời gian xét hồ sơ từ khi nộp cho đến khi nhận kết quả là khoảng 1 ~ 2 tháng.
Nếu hồ sơ không đầy đủ thì sẽ mất thời gian lâu hơn.
Nếu nộp muộn thì có thể bạn sẽ không nhận được tư cách lưu trú lao động trước ngày 1 tháng 4.
Bạn sẽ không được phép đi làm cho đến khi được cấp tư cách lưu trú nên chỉ có thể chờ đợi mà thôi.
Chính vì vậy, để du học sinh có thể vào công ty từ tháng 4 thì cục xuất nhập cảnh sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ từ tháng 1 của năm tốt nghiệp (đối với cục quản lí xuất nhập cảnh Tokyo là từ tháng 12).
Sau khi nhận được quyết định tuyển dụng của công ty, bạn không nên phó mặc hết cho công ty mà tự mình cũng phải chủ động.
Trong các giấy tờ cần thiết có loại du học sinh phải chuẩn bị và có loại công ty tuyển dụng phải chuẩn bị.
Thủ tục đổi visa được thực hiện tại cơ quan quản lí xuất nhập cảnh tại nơi bạn sinh sống.
Những giấy tờ du học sinh phải chuẩn bị
・Đơn yêu cầu cho phép thay đổi tình trạng lưu trú
・Ảnh thẻ
・Sơ yếu lí lịch
・Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
Có thể được yêu cầu nộp giấy giải trình lí do xin thay đổi tư cách lưu trú nếu cần.
Vào ngày nộp hồ sơ, du học sinh phải xuất trình cả hộ chiếu, thẻ ngoại kiều cho văn phòng quản lí xuất nhập cảnh.
Công ty cũng phải chuẩn bị nhiều giấy tờ.
Để qua được vòng xét duyệt thay đổi tư cách lưu trú thì phía doanh nghiệp trước tiên cũng cần giới thiệu là công ty như thế nào.
Tùy vào quy mô của công ty mà cần chuẩn bị những giấy tờ khác nhau. Ví dụ, công ty đã lên sàn chứng khoán thì cần có giấy chứng nhận đã lên sàn, công ty có quy mô lớn không lên sàn chứng khoán thì cần có bảng thống kê tiền lương và tiền thuế của nhân viên (giấy tờ pháp lí), nếu là công ty mới thành lập thì cần có “giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh”, “bản photocopy điều lệ của công ty”…
Ngoài ra trường hợp công ty mới thành lập thì cần có tài liệu chứng minh tình hình tài chính của công ty.
Hơn nữa, công ty nào cũng cần giấy tờ giải thích “nội dung công việc nào cần tuyển dụng người nước ngoài”, “hợp đồng tuyển dụng” để chứng minh mức lương dành cho người nước ngoài được tuyển cũng giống với mức lương của người Nhật.
Có nhiều giấy tờ mà công ty phải chuẩn bị.
Nếu xét từ phía doanh nghiệp, việc tuyển dụng nhân viên nước ngoài đi kèm với các rủi ro như thời gian bắt đầu làm muộn do chậm được cấp phép và khả năng không được cấp phép lao động…
Nếu bạn suy nghĩ đến khả năng từ chối quyết định tuyển dụng của công ty mình vì có quyết định tuyển dụng của công ty khác thì có thể ảnh hưởng đến việc chuẩn bị giấy tờ sớm.
Vì vậy, sau khi nhận quyết định tuyển dụng, nếu có thể hãy nhanh chóng quyết định công ty bạn muốn làm để có thể chuẩn bị từ sớm.
Gia hạn visa
Đối với những du học sinh chưa tìm được việc trong khi học và muốn tiếp tục tìm việc sau khi tốt nghiệp thì có thể làm thủ tục gia hạn visa.
Với điều kiện có nguyện vọng rõ ràng là muốn tiếp tục tìm việc sau khi tốt nghiệp thì du học sinh có thể được cấp visa “hoạt động đặc định” sau khi tốt nghiệp vẫn được cho phép lưu trú tối đa 1 năm.
Để có thêm thời gian tìm việc làm, bạn cần phải có giấy tờ làm rõ việc bạn đang tiếp tục hoạt động tìm việc.
・Giấy chứng minh nguồn tiền để chi trả chi phí sinh hoạt khi trong thời gian du học (bản sao giấy chứng nhận gửi tiền, sổ tiết kiệm)
・Giấy chứng nhận tốt nghiệp
・Giấy tiến cử của trường học về việc tiếp tục hoạt động tìm kiếm việc làm
Ngoài ra, nếu thời điểm vào công ty là năm tiếp theo hoặc tốt nghiệp vào tháng 9 thì có thể ở lại Nhật với visa “hoạt động đặc định”.