Trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, tình trạng rất xấu, có tính khẩn cấp cao thì hãy gọi xe cứu thương.
Ví dụ như những trường hợp sau.
・Đột nhiên bị tê cứng người hoặc không thể cử động một nửa người
・Bị thương nặng hoặc chảy nhiều máu
・Bị bỏng lửa phạm vi rộng
・Co giật liên tục
・Bất thường về ý thức
・Đột nhiên bị ngất
・Đau dữ dội ở ngực hoặc bụng, thổ huyết – chảy máu ở hậu môn
・Đột nhiên đau đầu dữ dội
・Khó thở
Nếu gặp phải những trường hợp như trên cần phải gọi xe cứu thương ngay.
Xe cứu thương 119 (Gọi miễn phí, phục vụ 24h) |
Gọi điện thoại đến tổng đài 119 |
Dưới đây là các câu hỏi thường được hỏi khi gọi đến tổng đài 119.
Đừng hoảng loạn, hãy bình tĩnh trả lời câu hỏi.
Nhân viên tổng đài 119 |
Ví dụ về câu trả lời của bạn |
Chú ý |
(Kazidesuka? Kyukyudesuka?) Đây là tổng đài 119. Hoả hoạn hay cấp cứu ạ? |
(Kyukyu desu.) Cấp cứu |
|
(Dou shimashita ka) Có chuyện gì ạ? |
(Shujin ga ie de taoremashita) Chồng tôi bị ngất ở nhà. |
Truyền đạt ngắn gọn ai đã bị gì. |
(Jusho wa dokodesuka?) Xin cho biết địa chỉ? |
(Utsunomiya-shi, honmachi, kyunoyon desu.) Utsunomiya-shi, honmachi, 9-14. |
Truyền đạt địa chỉ theo thứ tự “tên quận, huyện, thành phố, khu phố, tên tòa nhà, số nhà, số phòng”.
Nếu không phải bị ngất ở nhà và bạn không biết địa chỉ, hãy nói tên các tòa nhà lớn và dấu hiệu ở gần khu đó. |
(Oikutsu no katadesuka?) Xin cho biết tuổi bệnh nhân? |
(65 sai desu) 65 tuổi. |
Nếu không biết tuổi thì hãy trả lời đại khái như khoảng 60 tuổi. |
。
(Anata no namae to renrakusaki o oshiete kudasai.) Xin cho biết tên và thông tin liên lạc của bạn. |
(Namae wa ○○○desu. Denwabango wa △△△-△△△△…desu) Tên tôi là○○○○. Số điện thoại là △△△-△△△△.
|
※Sau khi ngắt điện thoại, để xác nhận địa chỉ có thể nhân viên sẽ gọi lại tiếp. |
Trong thời gian chờ xe cứu thương đến |
Trường hợp ngoài người ở bên cạnh bệnh nhân còn có thêm người khác, nếu có người ra ngoài chờ xe cứu thương thì khi xe đến sẽ thuận tiện hơn.
Những đồ nên mang theo khi được chở đi bằng xe cứu thương,
・Thẻ bảo hiểm
・Tiền
・Sổ tay thuốc (thuốc đang uống)
・Giày
・Thẻ khám bệnh (nếu hay khám tại bệnh viện nào đó)
・Giấy nhớ hoặc sổ tay có ghi thông tin liên lạc lúc khẩn cấp
Nếu biết bệnh viện thường đến khám và tiền sử bệnh của bệnh nhân thì nhân viên đội cấp cứu sẽ liên hệ với bệnh viện đó.
Hãy nhớ mang theo thẻ bảo hiểm y tế.
Về số tiền mang theo, nếu có thẻ bảo hiểm thì khoảng 10,000 yên là được.
Giày dép cần khi đi vệ sinh trong bệnh viện hoặc khi đã hồi phục và trở về nhà.
Giấy nhớ hoặc sổ tay có ghi thông tin liên lạc lúc khẩn cấp rất tiện lợi khi khi không nói được.
Nếu là sơ sinh thì nên mang theo sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em, tã lót, bình sữa…
Hỗ trợ khẩn cấp vào các ngày nghỉ và ban đêm
- Trường hợp người lớn
Hiện nay tại các tỉnh, thành phố của Nhật đang triển khai dịch vụ tiếp nhận hỗ trợ khẩn cấp qua điện thoại bởi các nhân viên tư vấn, y tá và bác sĩ vào ngày nghỉ và ban đêm.
Ngoài ra, hệ thống còn hướng dẫn tới các cơ sở y tế phục vụ cấp cứu vào ngày nghỉ và ban đêm.
Trung tâm khẩn cấp an toàn : phục vụ 24h
#7119 ( điện thoại di động, PHS (hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân của Nhật Bản), điện thoại cố định) |
Hiện nay đang thực hiện ở tỉnh Miyagi, tỉnh Saitama, thành phố Tokyo, tỉnh Nigata, thành phố Osaka, tỉnh Nara, tỉnh Fukuoka, tỉnh Tottori.
Sở phòng cháy chữa cháy Tokyo có dịch vụ hướng dẫn về 208 bệnh viện – cơ quan y tế trong khu vực quản lí, và tư vấn về cách thức sơ cứu (Tokyo 23 quận 03-3212-2323 – Khu vực Tama – Tokyo 042-521-2323 cũng tiếp nhận).
Ngoài ra, tại các địa phương cũng đang tiến hành tư vấn cấp cứu đối với người lớn từ 15 tuổi trở lên.
Tỉnh Yamagata #8500 (hằng ngày 19:00 ~ 22:00
Tỉnh Tochigi #7111 (hằng ngày 18:00 ~ 22:00)
Tỉnh Chiba #7009 hoặc 03-6735-8305 (18:00 ~ 23:00; Ngày lễ – Chủ Nhật 9:00 ~ 23:00)
Tỉnh Kagawa 087-812-1055 (19:00 ~ 8:00 sáng hôm sau)
Ngoài ra, ở tỉnh Saitama từ trước đây đã đẩy mạnh tư vấn qua điện thoại khẩn cấp – cung cấp thông tin về các cơ sở y tế cho người lớn qua số #7000 (24 giờ – 365 ngày), hiện nay có thêm số #7119 (ngoài ra còn có số 048-824-4199).
Các địa phương khác cũng đang đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin về các cơ sở y tế có thể điều trị vào ban đêm và ngày nghỉ.
Tuy nhiên, ngay cả trường hợp đến những bệnh viện được hướng dẫn qua điện thoại như trên thì tình hình ở bệnh viện cũng thay đổi từng giờ từng phút tùy thuộc vào tình trạng cấp cứu – phẫu thuật.
Chính vì vậy, trước khi trực tiếp đến bệnh viện thì cần gọi điện thoại xác nhận trước xem bệnh viện có thể khám chữa hãy không.。
Những đồ cần mang theo cũng giống với trường hợp vận chuyển bằng xe cứu thương.
- Trường hợp trẻ em
Vào ngày nghỉ, ban đêm, khi trẻ nhỏ có triệu chứng, nếu bạn băn khoăn không biết nên xử lí như thế nào, có nên đi khám ở bệnh viện hay không thì hãy gọi điện tới dịch vụ “tư vấn y tế qua điện thoại dành cho trẻ em”.
Bạn sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ, y tá nhi khoa về cách xử lí thích hợp đối với các triệu chứng của trẻ và nên đến khám bệnh viện nào.Bằng cách bấm số điện thoại rút gọn duy nhất trên toàn quốc “# 8000”, cuộc gọi sẽ được tự động chuyển đến đường dây tư vấn ở tỉnh, thành phố nơi bạn sống và có thể được tư vấn.
Dịch vụ tư vấn sức khỏe trẻ em qua điện thoại #8000 または028-600-0099#8000 hoặc 028-600-0099Thời gian tư vấn: thứ Hai- thứ Bảy 18:00 – 8:00 sáng hôm sau, Chủ Nhật và ngày nghỉ, tiếp nhận 24 giờTùy thuộc vào tỉnh, thành phố, thời gian thực hiện có sự chênh lệch ít nhiều.Ngôn ngữ phục vụ: tiếng Nhật
|
Ngoài ra, tỉnh Saitama số #8000 phục vụ 24 giờ – 365 ngày.