TRÌNH TỰ KHI ĐI KHÁM BỆNH
Khi đi khám ở bất cứ bệnh viện nào ở Nhật, trước tiên bạn cũng phải đến quầy lễ tân, nộp thẻ bảo hiểm y tế rồi chờ vào khám theo thứ tự tại phòng chờ.
Nếu là người nước ngoài, bạn cần phải mang theo thẻ ngoại kiều (tại Nhật Bản người nước ngoài có nghĩa vụ phải luôn mang theo thẻ ngoại kiều)
Nếu đang uống thuốc, hãy mang cả thuốc đó đi.
Những người đã nhận “sổ tay thuốc” từ bệnh viện khác trước đó cũng phải mang “sổ tay thuốc” đó đi.
① Quầy lễ tân
Dù không có thẻ bảo hiểm y tế bạn vẫn có thể đến bệnh viện. Vì vậy, nếu không có thẻ bảo hiểm hãy nói với nhân viên là “Tôi không có thẻ bảo hiểm”.
Quầy lễ tân sau khi kiểm tra xong thẻ bảo hiểm y tế mà bạn nộp sẽ trả lại cẩn thận trước khi bạn về.
② Trong khi đợi vào khám
Nếu là lần đầu tiên đi khám ở bệnh viện đó, bạn sẽ được yêu cầu điền vào “phiếu chẩn đoán y tế”.
Khi điền vào “Phiếu chẩn đoán”, bạn sẽ được hỏi có những triệu chứng gì, đã đến bệnh viện chưa, tính đến thời điểm đó đã mắc bệnh gì chưa, hiện đang uống thuốc hay không, đã từng có triệu chứng bị dị ứng với thuốc hay không…
Nếu không hiểu tiếng Nhật viết trong mẫu phiếu đó, hãy nhờ người yêu cầu bạn điền phiếu đọc giúp bạn hoặc nói rõ với họ là bạn không hiểu.
Khi đó chắc chắc sẽ có người phụ trách đến và giúp bạn điền vào phiếu.
Cũng có nơi người phụ trách sẽ mang nhiệt kế đến để đo thân nhiệt cho bạn.
Việc người đến khám phải điền vào “phiếu chẩn đoán” hoặc đo thân nhiệt trong khi chờ khám nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của bác sĩ khi khám bệnh.
Sau khi xong các bước trên bạn hãy chờ đến lượt khám tại phòng chờ.。
Thời gian chờ khám bệnh ở mỗi bệnh viện có sự khác nhau.
③ Khám bệnh
Khi đến thứ tự khám bạn sẽ được gọi tên rồi vào phòng khám.
Hãy trình bãy rõ “từ khi nào”, “ở đâu”, “có triệu chứng như thế nào” để bác sĩ biết.
Nếu các triệu chứng xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể thì bạn cũng nên nói với bác sĩ.
Nếu thấy rất khó chịu cũng nên nói cho bác sĩ biết.
Trước khi khám bệnh, bác sĩ sẽ nhìn qua nội dung “phiếu chẩn đoán” nên có thể bác sĩ sẽ hỏi chi tiết hơn một chút về nội dung ghi trong phiếu chẩn đoán.
Có thể bác sĩ cũng sẽ hỏi về những bệnh bạn đã mắc phải trong quá khứ.
Hãy trả lời rõ ràng về những điều bạn được hỏi. Ngoài ra, nếu cần thiết bạn sẽ phải làm xét nghiệm.
④ Thanh toán
Sau khi khám bệnh xong, hãy quay lại phòng chờ và chờ đến khi được gọi tên.
Khi được gọi lần nữa bạn hãy đi thanh toán.
Nếu không có thẻ bảo hiểm bạn phải hiểu là sẽ phải thanh toán một khoản tiền lớn.
Ví dụ, nếu không có thẻ bảo hiểm bạn sẽ phải trả 5,000 yên nhưng nếu có thẻ bạn sẽ chỉ phải trả 1,500 yên.
Để phòng những lúc như thế này, bạn hãy tham gia đóng bảo hiểm y tế quốc dân.
⑤ Nhận thuốc
Tại những bệnh viện tư nhân nhỏ, hầu hết các trường hợp dược sĩ làm việc tại bệnh viện sẽ kê đơn thuốc, khi được gọi tên để thanh toán thì thuốc đã được chuẩn bị xong để đưa cho bạn.
。
Khi thanh toán xong đồng thời thuốc cũng được đưa cho bạn.
Tại các bệnh viện nhỏ thì hầu hết nơi làm thủ tục lễ tân, thanh toán và nhận thuốc đều trong cùng một quầy.
Khi nhận thuốc sẽ có dược sĩ ở quầy ra hướng dẫn cho bạn cách uống thuốc, những điều cần lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ của thuốc…
Nếu có điều gì không hiểu bạn hãy hỏi rõ ràng rồi mới ra về.
Tại các bệnh viện lớn, sau khi khám bệnh và thanh toán xong tại bệnh viện đó, bạn sẽ nhận thuốc tại hiệu thuốc (“hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm”) ở chỗ khác.
Trong trường hợp đó, hãy mang “đơn thuốc” có ghi “tên loại thuốc” và “liều lượng dùng (cho bao nhiêu ngày…)” cần thiết do bác sĩ kê tới nộp cho “hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm”) rồi nhận thuốc.
Trong trường hợp này, tiền phí khám bệnh ở bệnh viện và tiền thuốc ở hiệu thuốc (hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm) sẽ được thanh toán riêng.
Đơn thuốc trong bệnh viện và đơn thuốc ngoài bệnh viện
Dù là nhận thuốc ở bệnh viện (đơn thuốc trong bệnh viện) hay mang đơn đến nhận thuốc ở “hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm” (đơn thuốc ngoài bệnh viện ) thì đều phải trả tiền phí cho việc kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Thông thường, thuốc nhận ở “hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm” sẽ có nhiều loại hơn thuốc nhận ở bệnh viện.
Mặt khác, tiền phí dược sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc sẽ cao hơn nhiều so với đơn thuốc trong bệnh viện.
Thẻ bảo hiểm y tế là vật quan trọng. Khi ra khỏi bệnh viện, bạn hãy kiểm tra xem đã nhận lại thẻ bảo hiểm hay chưa.