Những việc cần lưu ý khi xin việc làm thêm tại Nhật Bản dành cho người nước ngoài

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

1CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN

Khi đi phỏng vấn làm thêm bạn cũng cần phải chú ý đến trang phục.
Bạn nên tránh những trang phục, trang sức quá nổi bật.
Không nên quá lộng lẫy, trang phục gọn gàng, sạch sẽ sẽ để lại ấn tượng tốt.
Với các bạn nữ, nên trang điểm nhẹ nhàng để tạo được ấn tượng tốt.

2、Khi đến địa điểm phỏng vấn

Tuyệt đối không được đi muộn
Nên đến trước khoảng 5-10 phút so với thời gian hẹn phỏng vấn.
Khi đã đến muộn có thể coi như bị trượt phỏng vấn.
Không phải chỉ là “ấn tượng không tốt” mà là đã “không được tuyển”.
Trường hợp do ảnh hưởng của phương tiện giao thông nên bất đắc dĩ bị đến muộn, bạn hãy gọi điện cho người phụ trách phỏng vấn để trình bày lí do đến muộn.
Có trường hợp do tình trạng sức khỏe không tốt nên không thể tham gia phỏng vấn được. Khi đó, hãy giải thích lí do một cách thành thực và xin thay đổi ngày giờ phỏng vấn.

Bên tổ chức phỏng vấn cũng phải dành thời gian cho bạn nên khi đi muộn hay không thể đến được thì việc truyền đạt rõ ràng ý “tôi rất xin lỗi” là điều quan trọng.

3、Khi phỏng vấn

Hãy nghĩ rằng từ thời điểm đến địa điểm phỏng vấn là bạn đã bắt đầu cuộc phỏng vấn.
Không chỉ người phụ trách tuyển dụng phỏng vấn bạn mà cả nhân viên công ty cũng sẽ kiểm tra xem người đến phỏng vấn là người như thế nào.

Việc chào hỏi cẩn thận những người đi qua bạn cũng là điều quan trọng.Trong khi phỏng vấn, hãy ngồi thẳng lưng và trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng.
Hãy cố gắng mỉm cười và nhìn vào mắt của đối phương khi trả lời phỏng vấn.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

① “Kinh nghiệm làm thêm của bạn tính đến thời điểm hiện tại là gì?”

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm thêm thì hãy trả lời thành thật nhé.

Ex.Ví dụ: “Vì chưa có kinh nghiệm nên bù vào đó tôi sẽ cố gắng, từ giờ trở đi tôi sẽ học việc thật nghiêm túc”.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì hãy giới thiệu đó là công việc gì một cách dễ hiểu nhé.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm thu ngân thì sẽ rất có lợi khi xin vào những nơi có công việc đó.

Nếu kinh nghiệm của bạn có thể vận dụng vào công việc đang ứng tuyển thì hãy cố gắng nói về những kinh nghiệm đó.
EX.Ví dụ: nếu nơi bạn ứng tuyển là nhà hàng ăn uống

“Ở nhà tôi đã giúp mẹ khi nấu ăn”.

Nhiệm vụ của tôi là lau bàn và chuẩn bị bàn ăn”.

② “Tại sao bạn lựa chọn nơi làm việc như thế này?” (lí do ứng tuyển)

Những câu trả lời như “ vì công việc có vẻ vui” hay “ vì có mức lương tốt” không đem lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Bạn cần phải thể hiện được ý muốn làm việc của mình.

Ex.Ví dụ: “Tôi nghĩ đây là nơi làm việc luôn được thấy nụ cười của mọi người xung quanh.

Tôi sẽ cố gắng để khách hàng cảm thấy hài lòng.”
Ex.“Tôi yêu thích công việc hỗ trợ mọi người.
Vì vậy, dù là công việc không nổi bật nhưng với mong muốn được hỗ trợ cuộc sống của mọi người nên tôi đã ứng tuyển công việc này”.


“Hãy cho biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn”
Câu trả lời “không có gì đặc biệt…” sẽ phản ánh bạn là một người không có tinh thần làm việc.
Nếu là điểm mạnh thì hãy làm nổi bật những mặt bạn có thể phát huy trong công việc.

Câu trả lời về điểm yếu sẽ khó hơn.
Không được trả lời rằng “ tôi không thể…”, “…không được”.
Về điểm yếu thì hãy nói về những điểm mà bạn muốn trưởng thành hơn qua công việc.
Ex.Ví dụ: “Khi tập trung vào việc của mình thì sẽ không để ý tới mọi thứ xung quanh.

Vì vậy, tôi sẽ cố gắng để không quên chú ý đến mọi thứ xung quanh.”
Ex.Ví dụ: “Khi bị người khác nói nặng lời, tôi sẽ cảm thấy căng thẳng.
Vì vậy, tôi sẽ cố gắng để có thể trả lời một cách bình tĩnh và vui vẻ với bất cứ người nào”.

Ex.“Tôi hay lo lắng nên quan tâm quá mức tới chuyện của người khác”.
Tuy là điểm yếu nhưng tôi nghĩ có thể phát huy khi làm công việc dịch vụ yêu cầu sự tận tình, chu đáo.”
Dù là công việc gì thì việc để lại ấn tượng là “người lạc quan, nỗ lực trong công việc”, “người luôn vui vẻ, tươi tắn” là điều rất quan trọng.

④ “Bạn có câu hỏi gì về nơi làm việc và công việc không?”

Khi phỏng vấn, có trường hợp người phỏng vấn sẽ hỏi “bạn có câu hỏi nào không?”Nếu có điều muốn hỏi thì bạn hãy hỏi vào lúc đó. Đưa ra câu hỏi tuyệt đối không phải là một hành động thất lễ.

Khi làm việc ở công ty, mối quan hệ với mọi người có lẽ là điều khiến bạn quan tâm.
Có lẽ bạn sẽ muốn biết tại nơi làm việc đó có ai cùng hoàn cảnh với mình không.
Nếu là học sinh thì hãy thử hỏi xem có nhiều người làm thêm là học sinh giống như mình không?
Nếu bạn không có câu hỏi gì thì câu trả lời “vì tôi đã được giải thích cặn kẽ nên không có vấn đề gì.” sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt.

4、Sau khi kết thúc phỏng vấn

Khi kết thúc phỏng vấn, hãy đứng lên và đừng quên nói lời cảm ơn.
Sau khi kết thúc phỏng vấn, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn, nhưng có thể có ai đó đang nhìn theo cho tới khi bạn ra khỏi địa điểm phỏng vấn.
Khi đi ra khỏi địa điểm phỏng vấn, hãy nhìn lại phía sau một lần nữa, nếu có ai ở đó hãy cúi chào rồi đi ra nhé.
Phỏng vấn không chỉ để nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn mà cũng là dịp để bạn quan sát bên trong nơi làm việc. Phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với công ty hay không, nhưng ngược lại cũng giúp bạn đánh giá xem đó có phải là môi trường làm việc tốt hay không.

 

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。