Đặc điểm thời tiết và khí hậu Nhật Bản trong 1 năm

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

Khí hậu của Nhật Bản thay đổi theo từng năm, khí hậu Nhật Bản được phân chia 4 mùa rõ ràng xuân, hạ, thu, đông.

Nói chung thì khí hậu của Nhật Bản trong 1 năm tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

 

 

Mùa xuân

 

Tháng 3, tháng 4, tháng 5

 

 

 

Qua trung tuần tháng 3, thời tiết bắt đầu ấm dần lên.

Cho tới cuối tháng 3 thì những chiếc áo khoác dày không còn cần thiết nữa.

Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, hoa anh đào bắt đầu nở.

Trước hoặc sau thời điểm anh đào bắt đầu nở sẽ trải qua một ngày thời tiết lạnh gọi là “Hanabie”, sau đó sẽ ấm dần lên.

Cây cỏ sẽ phát triển mạnh hơn, từ khoảng tháng 4 trở đi, theo thứ tự các loài hoa sẽ đua nở trong công viên và vỉa hè đi bộ.

Từ đầu đến giữa tháng 4 sẽ xuất hiện những cơn gió mạnh gọi là gió xuân.

Tiếp sau đó là những ngày xuân ấm áp dễ chịu, từ ngày xuân phân (khoảng ngày 20 tháng 3) trở đi sẽ thấy thời gian ban ngày dài hơn.

Từ đó cho tới tháng 5 sẽ là những ngày dễ chịu.

Ban ngày sẽ ấm áp, có thể mặc áo ngắn tay.

Tuy nhiên, từ chiều tối đến đêm trời sẽ lạnh rất nhanh vì vậy cần phải có áo khoác mỏng, áo len.

Khí hậu mùa xuân có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm.

Từ đầu đến giữa tháng 5, có những ngày buổi trưa nhiệt độ tăng cao giống như giữa mùa hè.

 

 

Mùa hè Tháng 6, tháng 7, tháng 8
 

Từ cuối tháng 5 ~ đầu tháng 7 là mùa mưa, liên tiếp những ngày mưa rả rích.

Mặc dù nhiệt độ không tăng do trời mưa nhưng độ ẩm cao và rất nóng nực.

Khi mùa mưa kết thúc là chính thức bước vào mùa hè.

Cây cối ngày một xanh hơn, lá cây đổi từ màu xanh non sang xanh đậm.

Trong công viên cỏ dại cũng nhiều hơn, cắt đi cắt lại vẫn mọc tiếp.

Liên tiếp những ngày có nhiệt độ và độ ẩm cao, và những ngày có “đêm nhiệt đới” (ban đêm nhưng nhiệt độ không giảm).

Nhiều người sẽ bị ngất đi vì say nắng, cung cấp đủ nước là việc không thể thiếu.

Từ cuối tháng 7 tới tháng 8, tháng 9, những khu vực có bão đổ bộ chịu thiệt hại bởi mưa và gió rất mạnh.
Qua ngày Hạ Chí (khoảng ngày 20 tháng 6), thời gian ban ngày sẽ ngày càng dài hơn.

※2018年の夏
※7月初めは、台風の影響を受けた梅雨前線により、西日本を中心に記録的な大雨となり、局地的に大きな被害をもたらしました。
その後は日本全体が「命に危険を及ぼす災害レベル」の猛暑に見舞われました。気温が40℃を超える地域もあり、熱中症で救急搬送された人数も過去最多の54,000人を超えました。各地で農作物が枯れ、価格が高騰しました。
9月、10月、11月
 

Hàng năm, những ngày nắng nóng kéo dài đến khoảng giữa tháng 9, sau đó thời tiết sẽ mát mẻ và thoải mái hơn nhiều.

Độ ẩm cũng không quá cao, nói chung sẽ là những ngày nắng nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, tháng 9 là thời gian những cơn bão đổ bộ vào rất nhiều.

Cùng với nhiệt độ giảm, những cây rụng lá sẽ đổi sang màu đỏ hoặc vàng, lá rụng tới đầu tháng 12.

Mùa lá đỏ rất đẹp, rất được người Nhật yêu thích.

Từ cuối tháng 11, trời lạnh hơn rất nhiều nên cần đến áo khoác.

Độ dài của ban ngày ngắn dần đến ngày Đông Chí (khoảng ngày 20 tháng 12), trời tối mịt cho tới gần 7 giờ sáng và sau 4 rưỡi chiều.

 

※Vào đầu tháng 9 năm 2018, cơn bão cực mạnh đổ bộ với tốc độ gió lớn nhất từ trước tới nay đã gây nên thiệt hại lớn cho địa phương.

Dù mùa đông đã đến gần nhưng vẫn tiếp tục những ngày ấm áp, thời điểm ngắm lá đỏ cũng muộn hơn so với mọi năm.

 

Mùa đông Tháng 12, tháng 1, tháng 2
 

Ở vùng phía Bắc, tuyết bắt đầu rơi và có cả những trận tuyết lớn.

Có cả những cơn gió Bắc rất lạnh nên ngoài áo khoác thì găng tay và khăn quàng cổ cũng không thể thiếu.

Chịu ảnh hưởng bởi luồng không khí lạnh từ nước Nga nên cần phải có những chiếc áo khoác dày.

Ở các địa phương và thành phố phía Nam hiếm khi có tuyết rơi nhưng có năm tuyết rơi một số lần.

 

Năm 2018, vào hạ tuần tháng 1, ở Tokyo tuyết rơi dày nhất trong vòng 4 năm với lượng tuyết dày 23cm.

Đến đầu tháng 12 năm 2018, liên tục những ngày nhiệt độ ấm áp, ban ngày vẫn có thể mặc áo ngắn tay.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2018 đã có một đợt không khí lạnh lớn kéo đến.

 

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。