Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản và tình trạng xin việc làm của người Việt Nam tại Nhật Bản

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Hệ thống giáo dục phổ thông của Nhật Bản bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông.
Ở Nhật Bản, 9 năm giáo dục phổ cập bắt buộc bao gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở.
Thời gian đào tạo bậc đại học thường là 4 năm, tuy nhiên đại học y khoa là 6 năm.
Ngoài ra, có trường cao đẳng 2 năm.
Đặc biệt, có loại hình trường trung học chuyên nghiệp (koto senmon gakko) thời gian học là 5 năm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 trở đi thì hoạt động giống như trường đại học.

Trung học cơ sở⇒Trung học phổ thông

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn học tiếp lên trường trung học phổ thông hoặc trường trung học chuyên nghiệp.Tuy nhiên, vì không phải là cấp học bắt buộc nên muốn học lên trường nào cũng phải tham dự kì thi tuyển sinh.

Bậc trung học phổ thông có thời gian học là 3 năm, bao gồm các loại hình sau.
・Trung học phổ thông thông thường
・Trung học chuyên nghiệp (nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp…)

Ngoài ra còn có hệ thống trường trung học chuyên nghiệp 5 năm, giúp học sinh học các kiến thức chuyên môn cao hơn như công nghiệp, hàng hải, vô tuyến điện, hàng không…

Tuy nhiên, thành phố Tokyo chưa có các trường trung học chuyên nghiệp đào tạo các ngành hàng hải, vô tuyến điện.

Hệ 5 năm thì từ năm thứ 3 trở đi hoạt động giống như trường đại học, sau khi tốt nghiệp có thể liên thông lên đại học. Sau khi tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng có thể đi làm.

Ngoài ra, còn có các trường trung học phổ thông có các lớp học vào buổi tối, hoặc cả ban ngày và buổi tối dành cho đối tượng người đi làm.
Về cơ bản, trường trung học phổ thông đào tạo theo tín chỉ sẽ kéo dài 3 năm và theo niên chế sẽ là 4 năm.

Có cả trường trung học phổ thông trực tuyến, học sinh có thể học tại nhà.
Học sinh có thể điều chỉnh cách học sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân nên người không thể đến trường hoặc bỏ học giữa chừng cũng có thể tiếp tục học tập.

Trung học phổ thông⇒Đại học

Nếu đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì học sinh đủ điều kiện dự thi tuyển sinh các trường cao đẳng hoặc đại học.
Dù không tốt nghiệp trường trung học phổ thông nhưng nếu thí sinh tham gia và đỗ “Kì thi chứng nhận trình độ tương đương tốt nghiệp trung học phổ thông” thì vẫn đủ điều kiện dự thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng và đại học.

Trường cao đẳng đào tạo 2 năm, đại học là 4 năm.
Có trường hợp sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp, sinh viên được chấp nhận học liên thông lên năm thứ 3 đại học.

Đại học⇒ Cao học

Sau khi tốt nghiệp đại học, nếu muốn học sâu hơn về các lĩnh vực chuyên môn, sinh viên có thể học tiếp lên cao học.

Cao học (khóa đào tạo thạc sĩ) 2 năm.
Sau đó, học viên có thể học tiếp lên khóa đào tạo tiến sĩ.
Khóa đào tạo tiến sĩ thường được quy định là 3 năm.

 

TƯ CÁCH LƯU TRÚ VÀ DU HỌC

Tư cách lưu trú cần thiết để sống tại Nhật Bản

Khác với du lịch, tư cách lưu trú là chứng nhận để sinh sống tại Nhật Bản.
Visa được cấp bởi đại sứ quán và lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài, dùng để nhập cảnh vào nước Nhật, nhưng chỉ có visa thì không thể sinh sống tại Nhật.
Để có thể sống tại Nhật Bản cần phải có “tư cách lưu trú”. Khi cấp “tư cách lưu trú”, Bộ tư pháp Nhật Bản sẽ phát hành “giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.

Có 33 loại “tư cách lưu trú”.
Ví dụ, trường hợp các kỹ sư phần mềm làm việc tại công ty Nhật Bản, nếu được chính phủ Nhật công nhận là người có ích đối với nước Nhật thì sẽ được cấp tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”.
Như vậy, bạn có thể lưu trú tại Nhật nếu làm những hoạt động được quy định trong tư cách lưu trú của mình.

Hoặc đối với những người đã kết hôn và trở thành vợ, chồng của người Nhật (người vĩnh trú) thì sẽ được cấp tư cách lưu trú “Vĩnh trú/ kết hôn với người Nhật ( người vĩnh trú)/ định trú”.

Ngoài ra “du học” cũng là một tư cách lưu trú.
Điều kiện và thời hạn lưu trú của “tư cách du học”
Điều kiện để du học sinh có tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú như sau.

Tư cách lưu trú
Du học

Điều kiện

Là học sinh, sinh viên, học viên các cấp học và cơ sở giáo dục của Nhật Bản bao gồm cao học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, tiểu học, trung cấp nghề, các khoa dành cho du học sinh thuộc các trường cao đẳng, đại học, các khóa học dự bị và các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật…

Thời hạn lưu trú

3 tháng (du học trao đổi tại các trường đại học, trung học phổ thông), 6 tháng (thời hạn du học thông thường tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật), 1 năm, 1 năm 3 tháng, 2 năm, 2 năm 3 tháng, 3 năm, 3 năm 3 tháng, 4 năm, 4 năm 3 tháng.

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
ĐƯỢC CẤP “TƯ CÁCH DU HỌC”

Người nước ngoài học tại một trong các cơ sở giáo dục sau sẽ được cấp “tư cách lưu trú”.
Trong đó, ngoại trừ “khóa học dự bị” thì về nguyên tắc, điều kiện để có tư cách du học là đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm tại nước sở tại hoặc được công nhận có học lực tương đương.

Nhập học tại các trường cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
Học sinh nhập học tại các trường cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề sẽ được cấp “tư cách du học”.
Như vậy, điều kiện để được cấp tư cách du học là học sinh phải đủ 18 tuổi trở lên và đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm tại nước sở tại.

Nhập học tại trường tiếng Nhật (trường được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận là “Cơ sở giảng dạy tiếng Nhật”)

Tại các cơ sở giáo dục bậc cao tại Nhật Bản, hầu hết các tiết học đều bằng tiếng Nhật (có một phần là tiếng Anh).
Vì vậy, để du học bạn cần phải có khả năng tiếng Nhật.

Để có thể nhập học vào các trường cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, thông thường đầu tiên bạn phải học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật (từ 6 tháng đến 2 năm) sau đó mới có thể học tiếp lên.

Thời gian học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật được coi là giai đoạn chuẩn bị cho việc học lên, vì vậy bạn cũng sẽ được cấp “tư cách du học”.
Tuyệt đối bạn phải học tại các trường tiếng Nhật đã được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận là “cơ sở giảng dạy tiếng Nhật”.
Theo nguyên tắc, điều kiện để nhập học trường tiếng là bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông12 năm ở nước ngoài hoặc được chứng nhận có lực học tương đương.

Trường tiếng Nhật
Khoa tiếng Nhật thuộc trung cấp nghề
Khoa tiếng Nhật của trung cấp nghề, thời hạn từ 1 đến 2 năm.

Trường tiếng Nhật được chứng nhận là cơ sở giáo dục
Trường tiếng Nhật được công nhận là cơ sở giáo dục thuộc mọi hình thức, thời gian học tối đa từ 6 tháng đến 2 năm.

Trường tiếng Nhật không phải là cơ sở giáo dục
Công ty cổ phần, pháp nhân công ích, các trường tiếng Nhật do cá nhân vận hành. Từ các khóa học tiếng Nhật ngắn hạn tới các khóa học lên đại học.Đối với những người có năng lực tiếng Nhật, không cần phải thông qua các cơ sở giáo dục tiếng Nhật mà có thể nhập học trực tiếp tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
Vì tiêu chuẩn về năng lực tiếng Nhật của các trường khác nhau nên hãy xác nhận thông tin của từng trường.

Nhập học tại các cơ sở giáo dục có “khóa học dự bị” để đủ điều kiện thi đại học
Đối với những người nước ngoài chưa học đủ chương trình giáo dục 12 năm ở nước ngoài, để có đủ điều kiện thi đại học cần phải tham gia và hoàn thành “khóa học dự bị đại học”.

Học viên tham gia “khóa học dự bị đại học” tại các cơ sở giáo dục cũng được cấp “tư cách du học”
Thời hạn là từ 1 năm đến 2 năm, ngoài tiếng Nhật còn có các tiết học về văn hóa Nhật Bản và các môn học cơ sở để thi lên đại học.

Điều kiện là các cơ sở giáo dục được chứng nhận bởi Bộ trưởng Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản.
Có tất cả 54 cơ sở giáo dục bao gồm trường học, học viện và trung tâm giảng dạy tiếng Nhật (tại thời điểm tháng 1/2019).

Khóa học dành cho du học sinh tại các trường đại học, cao đẳng
(khóa học tiếng Nhật)

Khóa học tiếng Nhật giảng dạy chương trình dự bị cho du học sinh, sinh viên dự bị trước khi vào học tại các trường cao đẳng, đại học của Nhật Bản. Khóa học giúp học viên thi vào chính các trường đại học, cao đẳng đó hoặc có thể thi vào trường khác.

Điều kiện nhập học là học viên đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm ở nước ngoài hoặc được chứng nhận có lực học tương đương.

Nhập học tại các khóa học dự bị này bạn cũng sẽ được cấp “tư cách du học”
Khóa học có thời hạn tối đa là 1 năm, được tổ chức tại 162 trường đại học, cao đẳng tư thục trên cả nước (tại thời điểm tháng 1/2019).

SỐ LƯỢNG DU HỌC SINH TẠI NHẬT BẢN

Số lượng du học sinh theo loại trường

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC LÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NGHỀ?

Điều kiện nhập học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề là đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm học (tốt nghiệp trung học phổ thông).

Trường hợp chưa đủ 12 năm nhưng học sinh đã đủ 18 tuổi và đã hoàn thành khóa học dự bị được chỉ định, hoặc được công nhận “đã hoàn thành chương trình học 11 năm trở lên” tại nước ngoài do Bộ trưởng Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản chỉ định thì sẽ được công nhận trình độ tương đương tốt nghiệp trung học phổ thông, có trường hợp trường đại học tổ chức tuyển thi riêng.

Đối với kì thi tuyển sinh đại học, có những trường đại học tuyển sinh thông qua kì thi du học Nhật Bản EJU. Thời gian học đại học là 4 năm (ngành y là 6 năm), sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng “cử nhân”.

Thời gian học của cao đẳng là 2 năm (một số ngành là 3 năm), sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng “cử nhân cao đằng”.

“Trung cấp nghề” (khóa chuyên môn của trường dạy nghề) là trường học với mục đích giúp học sinh, sinh viên học tập các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc và cuộc sống.
Có 8 ngành đào tạo là công nghiệp, nông nghiệp, y tế, chăm sóc – dinh dưỡng – làm đẹp, giáo dục – phúc lợi xã hội, nghiệp vụ thương mại, thời trang – nội trợ, văn hóa – ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo là từ 1 đến 4 năm, tùy vào ngành học nhưng đa số là khóa học 2 năm.
Sau khi tốt nghiệp hệ đào tạo 4 năm sẽ được cấp bằng “kỹ thuật viên bậc cao”.
Trong trường hợp trung cấp nghề tuyển sinh bằng cách xét duyệt hồ sơ, ngoài những điều kiện giống với đại học, cao đẳng thì học sinh phải có năng lực Tiếng Nhật cần thiết và đáp ứng một trong các điều kiện trong bảng dưới đây.

① Thí sinh đã đỗ kì thi năng lực tiếng Nhật N1 hoặc N2
② Thí sinh đạt từ 200 điểm trở lên trong kì thi du học Nhật Bản EJU
③ Thí sinh đạt từ 400 điểm trở lên trong kì thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT
④ Thí sinh đã học tiếng Nhật trên 6 tháng tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận.
⑤ Thí sinh đã học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông của Nhật từ 1 năm trở lên.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC LÊN CAO HỌC?

Hệ cao học (sau đại học) của Nhật Bản trước hết có “khóa học thạc sĩ” 2 năm.
Điều kiện để nhập học khóa học thạc sĩ tại Nhật Bản là những người đã tốt nghiệp đại học hoặc được công nhận có học lực tương đương, hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục 16 năm tại nước ngoài.

Ở Nhật Bản, đối với những người đã tốt nghiệp 4 năm học tại các trường trung cấp nghề (khóa chuyên môn của trường dạy nghề) đã có bằng “kỹ thuật viên bậc cao” thì cũng đủ điều kiện học lên cao học.
Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ sẽ được cấp học vị “thạc sĩ”.

Điều kiện để học lên “khóa học tiến sĩ” là phải có học vị tương đương thạc sĩ. Khóa học tiến sĩ thông thường là 3 năm, sau khi hoàn thành chương trình học sẽ được cấp học vị “tiến sĩ”.

Kỳ thi tuyển sinh cao học yêu cầu thí sinh phải dự thi tại Nhật Bản (cũng có một số trường tuyển sinh qua hồ sơ).
Các môn thi là tiếng Nhật, tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác), thi viết các môn chuyên ngành, viết tiểu luận, thi vấn đáp các môn chuyên ngành.

CÁC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT

Để đánh giá năng lực tiếng Nhật, có một số kì thi như “Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT”, “Kỳ thi du học Nhật Bản EJU”, “Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT”.

① Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)

Kỳ thi này nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật của người nước ngoài, do Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm tại một số thành phố lớn của Nhật Bản và nhiều quốc gia, khu vực khác. Đây là kỳ thi được phổ biến rộng rãi và được nhiều người biết đến nhất.

Năm 2017, số lượng thí sinh vượt quá 1 triệu người, cả năm có khoảng 890.000 người đã dự thi tại 81 quốc gia và khu vực (239 thành phố) trên thế giới.
Hơn 1 nửa số người dự thi là ở khu vực châu Á, trong đó các thí sinh ở các nước Nhật Bản, Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc chiếm số lượng áp đảo, tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam.
Ở Việt Nam, kỳ thi này được tổ chức hàng năm vào tháng 7 và tháng 12 giống như tại Nhật Bản, tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Huế.

Kỳ thi được phân thành 5 cấp độ từ N5 đến N1, cấp độ nào cũng có các phần đánh giá kiến thức từ vựng, ngữ pháp, năng lực đọc hiểu và nghe hiểu. Đặc biệt cấp độ N1 là trình độ có thể hiểu thông tin ở nhiều văn cảnh như tin tức, báo chí…có thể nghe hiểu hầu hết những nội dung hội thoại tự nhiên.
受験者数Số người dự thi

② Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)

Kỳ thi du học Nhật Bản EJU là một trong những kỳ thi được dùng để tuyển sinh vào đại học do Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản tổ chức.
Kỳ thi được tổ chức hàng năm vào tháng 6 và tháng 11 trên toàn đất nước Nhật Bản và một số quốc gia, khu vực khác.

Kỳ thi bao gồm môn tiếng Nhật và toán học, các môn khoa học tự nhiên (chọn 2 trong các môn: vật lí, hóa học, sinh học) và môn tổng hợp (khoa học xã hội).

③  Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT do Hiệp hội kiểm định năng lực Hán tự Nhật Bản tổ chức, đối tượng chủ yếu là những người đi làm mà tiếng Nhật không phải là tiếng mẹ đẻ và đang học tiếng Nhật như là một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ 2.

Kỳ thi này để kiểm định và đánh giá khách quan về năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật trong các tình huống giao tiếp thương mại khác nhau.
Kỳ thi này được tổ chức tại nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản và các quốc gia, khu vực khác, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào bằng hình thức CBT(Computer Based Testing)với các câu hỏi hiển thị trên màn hình máy tính, thí sinh dùng chuột và bàn phím để trả lời.

Bài kiểm tra bao gồm các phần đọc hiểu, nghe đọc hiểu. Kết quả được chấm theo thang điểm từ 0 đến 800 và đánh giá theo 6 cấp độ từ J5 đến J1+.

CHI PHÍ HỌC TẬP

Dưới đây là chi phí trung bình cho năm học đầu tiên (năm thứ nhất) tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề tại Nhật Bản. Tiền học phí năm đầu bao gồm cả tiền nhập học, học phí và tiền cơ sở vật chất. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình nên bạn hãy liên hệ trực tiếp tới trường mà bạn có nguyện vọng nhập học.

Trường học
Ngành học
Chi phí trung bình của năm đầu tiên

①Đại học tư thục
Khoa tự nhiên
Khoảng 1.520.000 yên

Khoa xã hội
Khoảng 1.150.000 yên

② Cao đẳng tư thục
Tất cả các khoa
Khoảng 1.120.000 yên

③ Trung cấp nghề
Khoa Y
Khoảng 1.450.000 yên

Khoa công nghệ
Khoảng 1.280.000 yên

Khoa thương mại
Khoảng 1.160.000 yên

④ Cơ sở giảng dạy tiếng Nhật
Học tiếng Nhật
Khoảng 750.000 yên

QUÁ TRÌNH TÌM VIỆC LÀM CỦA DU HỌC SINH

Số người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Nhật là khoảng 2,56 triệu người, trong đó có 310 nghìn người là du học sinhDu học sinh sau khi tốt nghiệp có thể phát huy những kiến thức chuyên môn và kỹ thuật đã học tại Nhật để làm việc các doanh nghiệp của Nhật Bản.。
Trường hợp tìm việc làm ở Nhật, bạn phải làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang tư cách lưu trú có thể lao động.

Năm 2017 có khoảng 22.000 du học sinh đã thay đổi tư cách lưu trú.

Số người nước ngoài làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú để vào làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản là 27,926 (năm trước đó là 21,898 người, tăng 27,5%), trong đó có khoảng 22,419 người (năm trước đó là 19,435 người, tăng 15,4 %) đã được cấp phép.

Tỉ lệ được cấp phép là 80.3 % (năm trước đó là 88.8%, giảm 8.5 %).

Số người được cấp phép tăng lên nhưng tỉ lệ được cấp phép lại giảm.

Nếu nhìn theo nội dung công việc sẽ thấy tư cách lưu trú khi du học sinh chuyển sang đi làm là rất ít, số người chuyển sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là 20,486 người (năm 2017), chiếm 91.4 tổng số tư cách lưu trú cho người đi làm.

“Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là gì?
・“Kỹ thuật”: là những công việc liên quan đến khoa học tự nhiên, kỹ sư hệ thống, kỹ sư điện, lập trình viên, thiết kế, công nghệ sản xuất, các ngành nghề chế tạo và phát triển khác.

・“Tri thức nhân văn”: là những công việc liên quan đến khoa học xã hội (các lĩnh vực luật pháp – kinh tế – xã hội học) như kế toán – hành chính – marketing – quảng cáo – quản lý sản xuất – quản lý chất lượng – kinh doanh – kế hoạch…

・“Nghiệp vụ quốc tế”: là “những công việc đòi hỏi có tư duy và cảm nhận của người nước ngoài” như biên – phiên dịch, giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài, giáo viên ngoại ngữ, nhà thiết kế thời trang và quảng cáo, nhân viên khách sạn với nghiệp vụ chính là phiên dịch, phát triển sản phẩm.

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。