Khám răng và nhổ răng khôn ở Nhật

[atcoupon type="aliexpress-alibaba"]

Ở Việt Nam mình chưa bao giờ đi khám răng lần nào, kể cả hồi bé lúc nào cũng để răng tự rụng hoặc để mọc lẫy mới chịu để bố dùng chỉ giựt ra.
Thế mà sang Nhật lại bị cơn đau răng “khôn” nó hành hạ khổ sở, không ăn uống gì được, ngủ không ngủ được…đành phải đi khám bác sĩ, sau đó quyết định nhổ bỏ luôn.
Hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm đi khám và nhổ răng bên Nhật của mình , mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Đặt lịch hẹn với phòng khám răng

Nếu bạn không đặt lịch hẹn trước có thể bạn sẽ phải chờ rất lâu thậm chí không được khám luôn đó. Vì lần đầu tiên mình đi khám là do bạn mình dẫn đi nó thấy mình nhăn nhó quá thế là dẫn thẳng tới luôn không đặt lịch gì cả. Đến ngồi chờ dài cổ 3 tiếng đồng hồ vì người ta ưu tiên cho người đã đặt lịch. Thậm chí chỉ khám thôi chứ không có thời gian điều trị vì tới giờ khám của người đã hẹn trước rồi.
Hẹn lịch trước thì tới giờ hẹn là được khám cùng lắm là xi nhê 5 đến 10 phút,chứ không có cần phải chờ đợi quá lâu tiết kiệm thời gian và chủ động được cả công việc nữa.
Sau lần đó mình tự kiếm một phòng khám ở gần nhà vì nhỡ nếu phải đi lại nhiều lần cũng tiện, chứ xa đi mất công lắm.

Tuy nhiên nhiều bạn sang Nhật vẫn khá là e dè việc gọi điện thoại, nhất lại là đặt lịch khám, thực ra hồi đó lúc gọi điện thoại mình cũng lo dữ lắm vì sợ không hiểu, nhưng nếu không hiểu nhân viên sẽ giải thích lại một cách chậm rãi, dễ hiểu nhất nên bạn yên tâm nhé. Lên mạng tìm từ 歯科 (shika) khoa răng, gõ thêm địa chỉ khu bạn ở, kiểu gì cũng ra, trên đó còn có cả bản đồ hãy tra thử xem có gần không.
Hoặc bạn cũng có thể có thể tới trực tiếp phòng khám để đặt lịch.

Cách gọi điện thoại đặt lịch đơn giản:

歯科クリニック là phòng khám răng, …..(tên phòng khám) ですか?
có phải phòng khám răng ABC không?
私の歯が痛いくて、診察したいですから。。。
Thường người ta sẽ hỏi bạn là đã đặt lịch khám chưa, nếu chưa thì bạn muốn khám vào ngày nào, giờ nào để họ kiểm tra xem giờ đó có được hay không.
今来ても大丈夫ですか? Bây giờ tôi đến có được không)(ima kitemo daijoubudesuka)
2月28日10時にいいですか?10h ngày 28 tháng 2 có được không?

Các bạn có thể linh động thay đổi ngày giờ mà mình muốn đến khám nhé.
Sau đó chắc chắn nhân viên sẽ check lại, nếu ok thì họ sẽ một lần nữa xác nhận lại lịch hẹn của bạn, hỏi tên, số điện thoại liên lạc của bạn.
Sau đó thì nhớ đến khám đúng lịch đã hẹn nhé, nếu có thay đổi hay có vấn đề gì không đến được thì hãy liên lạc cho họ càng sớm càng tốt nhé.

2. Ngày khám bệnh

Vào ngày đã hẹn khám hãy đến đúng giờ, Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân, và đừng quên thẻ bảo hiểm nếu không bạn sẽ phải trả tất cả chi phí của lần khám này đấy.
Chi phí khám lần đầu của mình hết khoảng vài sen, không nhớ rõ nhưng chắc chắn không quá 4000 yên đâu.
Tới quầy lễ tân nói với họ là bạn đã đặt lịch khám, tên bạn là…
Nhân viên sẽ hỏi bạn có thẻ bảo hiểm không, hãy đưa cho họ xem nhé, tiếp theo bạn phải điền vào một tờ giấy (điều tra xem bạn có đang hoặc có tiền sử bệnh tật gì không) nó gọi là 問診票(Mon shin hyou), điền xong thì chờ y tá gọi tên khi đến lượt, vì đặt trước rồi nên sẽ không lâu đâu.

Bắt đầu khám nha sĩ nhất định sẽ hỏi là răng bạn có triệu chứng như thế nào, đau ở đâu ê buốt hay là làm sao?

Dưới đây là một số từ vựng liên quan đến răng:

  1. 痛みだけとってほしい (itami dake totte hoshi): chỉ muốn giảm đau
  2. 歯が痛い(ha ga itai): đau răng
  3. 歯肉(shinikui: đau lợi)
  4. 歯ぐきが痛い(haguki ga itai): đau lợi
  5. 親知らずが生えてくる (oyashirazu ga haetekuru): mọc răng khôn
  6. 歯が折れた(ha ga oreta): bị gẫy răng
  7. 歯を抜きたい(ha wo nukitai): muốn nhổ răng
  8. 歯がしみる: (Ha ga shimiru): ê buốt răng
  9. 詰物が取れた: (tsume mono ga toreta): hàn răng bị rơi ra
  10. 歯を入れたい: (ha wo iretai) muốn trồng răng
  11. 虫歯の穴をつめてほしい (mushiba no ana wo tsumete hoshi) hàn lỗ răng sâu
  12. 義歯をつくってほしい (gishi wo tsukutte hoshi): muốn làm răng giả
  13. 検査をしてほしい(kensa wo shite hoshi): muốn được kiểm tra răng toàn bộ
  14. 歯を白くしたい: muốn làm trắng răng
  15. 歯の清掃をしてほしい (Ha no seisou wo shite hoshi ): muốn lấy cao răng
  16. 掃除してほしい (souji shitehoshi): Muốn làm sạch răng miệng
  17. 歯並びをなおしたい(Ha narabi wo naoshitai): muốn chỉnh hình răng
  18. 口臭(koushuu): hôi miệng

Sau đó bác sĩ sẽ khám răng cho bạn, để chắc chắn hơn bạn sẽ được chụp chiếu x-quang cho răng, để hiểu rõ hơn tình trang răng hiện tại của bạn mà có phương hướng chữa trị đúng đắn. Nhất là mấy người bị mọc răng khôn (như mình).
Chụp x-quang sẽ thấy rõ được hàm răng của bạn, răng khôn mọc lệch ra sao, răng đang đã hoặc chuẩn bị có dấu hiệu sâu chỗ nào…
Bạn sẽ được dẫn vào một phòng chụp riêng, bạn đứng trong đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngậm một thứ để bạn nhe được hàm răng và để 2 hàm không chạm vô nhau tiện cho việc chụp chiếu, nhớ làm theo hướng dẫ nhé.
Trường hợp của mình là răng khôn, bác sĩ khuyên nên nhổ vì nếu để nó sẽ ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh và sẽ phải chịu những cơn đau kéo dài.
Tuy nhiên việc nhổ răng sẽ không được tiến hành ngay hôm đó mà bác sĩ sẽ cho bạn thuốc uống trong vài ngày không hiểu để cho dễ nhổ hay gì (bác sĩ có nói mà đợt đó không hiểu), uống xong phải nhổ trong khoảng 2 tuần sau đó, nếu để lâu hết thuốc sẽ không nhổ được. Đồng thời khi đó có được hỏi là có cần thuốc giảm đau không, nếu bạn cần thì nói có, còn nếu có rồi thì không cần. Tuy nhiên cũng tùy tình trạng răng của bạn mà bác sĩ có cách điều trị khác nhau, mức chi phí điều trị cũng khác nhau vì vậy nên hỏi trước là nếu điều trị như vậy (nhổ răng) thì hết khoảng bao nhiêu, đừng ngại bác sĩ sẽ trả lời rất tận tình chứ không cười gì bạn cả đâu.
Trước khi về bác sĩ có đưa cho bạn một thẻ khám bệnh gọi là 診察券(しんさつけん)trên đó có ghi tên và mã số của bạn, nhớ mang theo nó khi tới khám lần sau nhé.


3. Ngày đi nhổ răng

Chi phí nhổ răng + thuốc vì có bảo hiểm nên chỉ hết có hơn 4000 thôi (tùy tình trạng từng người nhé).
Đến ngày hẹn thì đến nhổ răng thôi. Nhớ đừng quên thẻ bảo hiểm và thẻ khám bệnh nhé, mang theo thẻ bác sĩ chỉ cần tra mã số ghi trên thẻ là ra ngày hồ sơ bệnh án của bạn, hình ảnh chụp x-quang đã được lưu trữ…
Vào ngày đó nhớ ăn no trước đi vì sau khi nhổ răng bạn chả thiết ăn gì đâu.
Không phải vì nó đau thậm chí nó còn không đau bằng lúc bạn đau răng nữa kia, nhưng do có vết khâu nên hơi khó ăn.
Trước khi nhổ bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để đỡ đau, hồi đó mình nhổ liên 2 cái răng hàm trên và hàm dưới luôn.
Bác sĩ nhổ nhanh đến mức răng đã lìa khỏi lợi từ khi nào mà mình còn không biết là đã nhổ xong, nên yên tâm nhé.
Sau đó sẽ khâu vết nhổ răng lại, lúc này thì hơi ghê nhưng cũng không đau đâu toàn do tưởng tượng nên sợ vậy á, lúc nào cũng có 1 chị y tá xinh đẹp cầm cái máy như máy hút bụi (đùa thôi máy hút nước với máu trong miệng của bạn), vì bạn phải há miệng liên tục đâu có nhè ra được đâu.

Lúc tác nghiệp bác sĩ sẽ dặn nếu thấy đau hay có vấn đề gì hãy giơ tay ra hiệu nhé.
Xong xuôi mọi thứ bác sĩ có nói là có thể sẽ bị sưng, mặt sẽ lệch một chút. Sau khi nhổ răng xong nên nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh quá vì sợ sẽ bị ảnh hưởng và đặc biệt hạn chế nói chuyện.
Bạn cũng sẽ được kê đơn thuốc để uống sau thơi gian nhổ răng xong. Mang đơn thuốc đến cửa hàng thuốc (kê thuốc theo đơn có bảo hiểm) để lấy thuốc.
Vì mình có bảo hiểm nên tông
Sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày vết khâu lành rồi thì hãy gọi điện thoại đặt lịch cắt chỉ vết khâu.
Sau khi cắt chỉ xong chỗ răng nhổ sẽ có cái lỗ rất to, nhưng bác sĩ khuyên là nếu có đồ ăn rơi vào kệ nó đừng lấy gì chọc vào sau nó tự đầy nên, quả nhiên đúng là vậy.
4 tháng sau phòng khám sẽ gửi giấy tới địa chỉ nhà bạn yêu cầu tái khám xem có vấn đề gì không.
Lúc này lại gọi điện thoại đặt lịch như bình thường thôi.]

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。