Nhà ga Harajuku bị dỡ bỏ sau Olympic ?

Nhà ga Harajuku – Những ký ức đáng tự hào

Khu Harajuku ở trung tâm Tokyo từ lâu được biết đến là thánh địa của văn hóa giới trẻ. Từ những tín đồ thời trang lập dị cho đến các nghệ sĩ đường phố kỳ quái đều đổ về đây qua nhà ga Harajuku 95 năm tuổi.

Nhưng khi nhà ga bằng gỗ có tính biểu tượng này được phá đi để xây mới, liệu cảm xúc đối với Harajuku có còn vẹn nguyên?

Khi công ty Đường sắt Đông Nhật Bản thông báo sẽ dỡ bỏ ga Harajuku sau Olympic và Paralympic Tokyo 2020, nhiều người bày tỏ tiếc nuối trên mạng Internet. “Các tòa nhà từ những ngày xưa cũ đang dần biến mất. Tôi rất nhớ chúng”. “Không phải cứ mới là tốt nhất”. “Nhà ga kiểu cổ này trông rất phong cách. Thật buồn”.

 

Hàng thập kỷ ký ức

Bài đăng trên Twitter này viết: “Sau Thế vận hội 2020 sẽ dỡ bỏ nhà ga Harajuku bằng gỗ. Lại thêm một ký ức thời Showa bị xóa mất”.

Người đăng bài này là một nam nhân viên công ty, 56 tuổi, sống tại tỉnh Saitama cạnh Tokyo. Khi còn học cấp 3, ông từng có 3 năm làm thêm tại ga Harajuku.Ông nhớ lại thời đó có các nhóm thanh niên gọi là “Takenoko-zoku” và “Rora-zoku” nhảy múa trên đường phố trong trang phục sặc sỡ. Ông nói: “So với các nhà ga khác, các nhân viên ở ga Harajuku làm việc trong bầu không khí có phầnự do hơn. Chúng tôi được phép bật nhạc hay đọc thông báo mà không cần quá lịch sự. Tôi luôn thích làm việc ở đó”.
Ông cho biết là đường phố xung quanh đã thay đổi rất nhiều so với thời ông còn làm ở đấy. Nhưng nhà ga là một phần trong quang cảnh vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.
Ông nói: “Tôi thấy nhẹ nhõm khi ngắm nhìn nhà ga không thay đổi gì. Thật tiếc khi nhiều ký ức sẽ mai một mất”.

 Thay đổi là không thể tránh khỏi

Cách ga Harajuku 300m có một cửa hàng bánh kẹo mở vào năm 1924 – cùng năm hoàn thành nhà ga. Cửa hàng vẫn ở vị trí này trong suốt 50 năm qua. Ông Ozawa Toshifumi, điều hành công ty sở hữu cửa hàng trên, có rất nhiều ký ức về ga Harajuku.
Ông cho biết: “Nhà ga có bề dày lịch sử và được nhiều người yêu thích. Những người xây nhà ga này cách đây 95 năm chắc hẳn không bao giờ hình dung Harajuku sẽ trở thành một khu phố lớn như thế này. Tôi cảm ơn vì nhà ga đã luôn là biểu tượng gắn kết khu phố với thiên nhiên và đã dõi theo chúng tôi trong suốt những năm tháng qua”.

Ông Ozawa thấy buồn nhưng cũng có suy nghĩ thực tế về việc dỡ bỏ tòa nhà từng có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển khu vực này.

“Việc phá dỡ có thể là cần thiết do rất đông người đổ về nhà ga gây tắc nghẽn xung quanh. Nhưng tôi thấy rất tiếc khi nhà ga sẽ không còn nữa. Tôi hy vọng ít nhất một phần nào đó của tòa nhà sẽ vẫn được giữ lại, thay vì phá bỏ toàn bộ”.

Đứng vững qua chiến tranh

Nhà ga hiện nay được hoàn thành vào năm 1924 và là nhà ga bằng gỗ lâu đời nhất của công ty đường sắt Đông Nhật Bản. Tòa nhà xây theo phong cách phương Tây với phần cột và dầm gỗ lộ ra ngoài.

Vào Thế chiến thứ II, khu Harajuku hứng chịu thiệt hại nặng nề trong các cuộc không kích xuống thủ đô Tokyo. Dù các con phố Aoyama Dori và Omotesando gần đó bị san phẳng nhưng nhà ga Harajuku vẫn đứng vững qua các trận chiến. Khi Tokyo đăng cai Thế vận hội vào năm 1964, Sân vận động Quốc gia Yoyogi là nơi diễn ra các nội dung thi đấu của môn bơi lội, còn Hội trường quận Shibuya là địa điểm thi đấu môn cử tạ. Người ra đặt văn phòng thông tin Olympic tại nhà ga Harajuku, gần với cả hai địa điểm thi đấu trên.
Bước sang thế kỷ 21, nhà ga rất được du khách nước ngoài yêu thích, bởi đây là cửa ngõ để tới Harajuku, thánh địa của văn hóa “kawaii”, văn hóa dễ thương của Nhật Bản.
Năm 2016, công ty đường sắt Đông Nhật Bản công bố kế hoạch cải tạo nhà ga do dự kiến nơi đây sẽ tiếp đón thêm nhiều du khách trước thềm Olympic 2020.
Công ty bắt đầu xây tòa nhà mới tại địa điểm cạnh nhà ga hiện nay và cam kết sẽ tham vấn các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương xem có dỡ bỏ nhà ga cũ hay không.
Vào tháng 10/2016, quận Shibuya, địa phương có ga Harajuku tọa lạc, đã gửi kiến nghị đến công ty Đường sắt Đông Nhật Bản. Nhiều người bày tỏ ý kiến với quận Shibuya là họ muốn bảo tồn nhà ga vì nơi đây thật đặc biệt với vị trí nằm ngay cạnh khuôn viên đền Meiji thanh bình.

Trở ngại lớn

Tuy nhiên, có vấn đề nảy sinh. Xung quanh nhà ga được chỉ định là khu vực phòng chống hỏa hoạn. Để sử dụng tòa nhà vào bất kỳ mục đích nào khác đều cần đăng kí “thay đổi mục đích sử dụng” theo quy định.
Do nhà ga không đáp ứng đủ tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy để thay đổi mục đích sử dụng nên nếu muốn tiếp tục cải tạo, công ty đường sắt Đông Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác ngoài dỡ bỏ tòa nhà này.
Công ty muốn cải tạo hết mức có thể công trình hiện tại. Tòa nhà mới sẽ cách địa điểm cũ 8m về phía Nam và chiếm khoảng 1/4 khu vực nhà ga hiện nay.
Công ty cho biết họ sẽ cân nhắc tận dụng tối đa vật liệu từ nhà ga cũ.

Những ký ức cuối cùng

Sau khi có tin về kế hoạch dỡ bỏ nhà ga, ngày càng nhiều người tới đây để lưu giữ những ký ức cuối cùng về nơi này.
Một phụ nữ đến từ tỉnh Chiba, gần Tokyo, muốn dùng nghệ thuật để lưu lại ký ức. Cô cho biết: “Sau khi nghe tin, tôi quyết định sẽ vẽ lại nhà ga. Tôi sẽ rất nhớ nó, giống như tất cả những người đã yêu mến nơi này trong suốt những năm qua”.Giờ đây, trong số hàng triệu người đi ngang qua nhà ga Harajuku, có những người tự hỏi liệu một ngày nào đó họ cũng tự hào về công trình sẽ thay thế nơi đây sau Olympic hay không.

 

 

ABOUTこの記事をかいた人

求人情報サイト運営事業 ベトナム人留学生及び日本国内転職者の就職支援、 株式会社ポケットは、日本で学びたい・働きたいと考えているベトナム人を支援する会社です。在日ベトナム人の総数は約26万人(2017年12月末現在)おり在留外国人比率では第3位でありながら、公共機関を始め生活の基盤となる施設や設備においてベトナム語に対応しているところは非常に少ないです。 そうした住みづらく働きづらい環境から来日後に様々な問題に直面する人々が増えていますが、当社は来日してくれたベトナム人が抱える様々な社会問題を解決すべくサービスを始めています。言語・風習・文化など様々な違いがありますが、日本の産業が発展していく上でお互いのことを理解しなければいけません。その助けになれるように社員一丸となって取り組んで参ります。